Khám phá đội trống gái lớn nhất Việt Nam

Thái Trọng
Thái Trọng
01/02/2020 16:56 GMT+7

Làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) được nhiều người đến với nghề làm trống truyền thống, hay lễ hội Tịch Điền diễn ra mồng 7 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Bên cạnh đó, Đọi Tam còn nổi danh với một đội trống 60 người phụ nữ, một đội trống chuyên nghiệp do nữ giới đánh duy nhất ở nước ta tại thời điểm hiện tại.

Đọi Tam là làng nghề truyền thống làm trống lâu đời, vào năm 2004 sau khi được công nhận là làng nghề trống truyền thống, làng Đọi Tam thành lập đội trống và lấy tên "Đội trống gái Đọi Tam".
Thông qua các hoạt động biểu diễn phục vụ các lễ hội của làng, các chương trình lởn các tỉnh để quảng bá văn hóa và nét độc đáo của nghề làm trống truyền thống dưới chân núi Đọi. Sau hơn 10 năm thành lập, danh tiếng của đội trống nữ làng Đọi Tam đã lan rộng và nổi danh khắp vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đội hình tiêu chuẩn của đội trống gái Đọi Tam khi đi biểu diễn.

Thái Trọng

Đội trống gái làng Đọi Tam thời điểm ban đầu có 48 trống, chiếc trống to nhất cao 1,77m, đường kính mặt 1,47m; chiếc trống đại cao 1,20m, đường kính mặt 1,80m; 12 chiếc trống cám; 12 chiếc trống nhỡ; 12 chiếc bản; 8 chiếc trống giả cổ đều được các cô gái làng trình diễn. Đội trống gồm có 12 cụ già khỏe mạnh, có kinh nghiệm; 48 phụ nữ đã có chồng.
Mỗi người phụ trách một quả trống, trống cái to nhất đứng giữa gọi là trống sấm, hai cánh gà có hai trống nhỡ, và các trống con đứng xung quanh. Âm thanh của mỗi quả trống như một nốt nhạc trong cả dàn nhạc.

Những chiếc trống dùng để biểu diễn trong đội đều do chính bàn tay các nghệ nhân trong làng Đọi Tam làm ra.

Thái Trọng

Thời kỳ đầu thành lập đội, các hoạt động còn chưa vào nền nếp, thiếu chuyên nghiệp; vấn đề kinh phí ban đầu để trang bị trống, trang phục, kinh phí đi lại… là những khó khăn thường trực của đội trống. Từng bước một, “Đội trống gái Đọi Tam” khắc phục những khó khăn ban đầu để phát triển cho đến ngay hôm nay cũng cả là một quá trình cố gắng của tất cả chị em đội trống.
Để tham gia vào đội trống làng phải là gái làng Đọi Tam đã có chồng, còn gái làng chưa có chồng thì không được vào đội trống, vì sợ sau này khi đi xây dựng gia đình thì đội trống sẽ mất người. Chính vì vậy, qua hơn 10 năm thành lập, đến nay khi nhắc đến đội trống gái Đọi Tam mọi người dân đều biết đến với những âm điệu được ví như: tiếng trống từ các cô gái Đọi Tam tưng bừng, vang rền, lúc dồn dập như đoàn quân xung trận, lúc trầm bổng như tiếng vọng của núi sông, lúc vui nhộn hào hứng, bay bổng, làm náo nức lòng người trong ngày lễ hội.

Chiếc trống to cái đóng vai trò giữ nhịp cho cả đội hình trống khi biểu diễn.

Thái Trọng

Đội trống chỉ tuyển lựa các thành viên đã có gia đình và là con dâu của người làng Đọi Tam.

Thái Trọng

Làng Đọi Tam có gần 700 hộ với hơn 3.000 nhân khẩu thì có tới 80% số hộ theo nghề làm trống. Những chị em phụ nữ ở Đọi Tam không chỉ thạo việc nhà, giỏi việc đánh trống mà còn là những nghệ nhân làm trống điêu luyện.
Hằng năm, cứ đến mồng 7 tháng Giêng âm lịch, tại lễ hội Tịch Điền “vua xuống ruộng đi cày 3 sá” cầu mùa màng bội thu, người dân và du khách thập phương khắp nơi được chứng kiến “Đội trống gái Đọi Tam” thể hiện những tiết mục đánh trống uyển chuyển, mê say lòng người.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.