Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic

29/11/2023 21:12 GMT+7

Ít có thương hiệu đủ bề dày lịch sử để mở cho mình một khu trưng bày riêng. Nhà máy Panasonic (Nhật Bản) là một trong những công ty hiếm hoi khiến nhiều người thích thú ghé thăm, vừa khám khá 100 năm hành trình sản phẩm mang tính biểu tượng - thiết bị nối dây, qua đó hiểu thêm về một thế kỷ phát triển các thiết bị điện trong các gia đình Nhật.

Nhà máy Tsu của Panasonic Electric Works tọa lạc tại tỉnh Mie, miền nam Nhật Bản với diện dích hơn 100.000m2. Đây không chỉ là nơi sản xuất mà còn lưu giữ lịch sử văn hóa phát triển của một trong những tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới. Đáng chú ý bên trong nhà máy thiết lập một không gian rộng rãi trưng bày các thiết bị của hãng trong hơn 100 năm thành lập.

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 1.

Căn phòng mô tả một gia đình Nhật Bản dùng điện những năm 20 của thế kỷ trước, thời điểm ổ cắm điện trên tường chưa được phát minh

A.T

Từ nhà cung cấp ổ cắm đèn thành đế chế đồ điện thế giới

Sản phẩm đầu tiên mà người sáng lập Konosuke Matsushita tung ra vào năm 1918 chính là "phích cắm đính kèm". Khi đó, các ngôi nhà ở Nhật chưa có ổ cắm điện trên tường. Nguồn điện duy nhất vào nhà là từ đường dây bóng đèn trên trần, rất khó sử dụng bất kỳ sản phẩm điện nào khác cùng lúc khi đó. Người sáng lập, ông Konosuke Matsushita, đã nghĩ ra một thiết bị đầu nối, tái sử dụng ổ cắm của bóng đèn cũ để tiết kiệm chi phí. Sản phẩm vừa tiện dụng, vừa rẻ đã được đón nhận rất nồng nhiệt. Hai năm sau, phích cắm đôi ra đời, biến một ổ cắm bóng đèn đơn thành 2 nguồn điện. Hai thiết bị này chính là nền tảng của Panasonic và cho đến ngày nay vẫn là trụ cột kinh doanh chính của hãng.

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 2.

Sản phẩm lịch sử của Panasonic là "Phích cắm đính kèm" (1918), giúp hãng dần hình thành một đế chế thiết bị gia dụng toàn cầu

A.T

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 3.

Quá trình "tiến hóa" của công nghệ thiết bị dây dẫn của Panasonic theo các cột mốc trong một thế kỷ

A.T

Sự thành công của thiết bị nối dây sơ khai giúp công ty nhỏ ban đầu chỉ có 3 người, đã tăng lên 20 người trong cùng năm, rồi sau đúng 100 năm, tức vào năm 2018, hãng có khoảng 274.000 nhân viên trên toàn cầu. Các thiết bị nối dây cũng phát triển theo thời gian. Nửa sau thế kỷ 20, đồ gia dụng như TV, tủ lạnh, máy giặt nhanh chóng trở thành một phần của đời sống, kéo theo nhu cầu về các thiết bị nối dây chất lượng cao, khiến Panasonic không ngừng cải tiến công nghệ để đáp ứng.

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 4.

Những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồ điện tử gia dụng ngày càng đa dạng trong đời sống thúc đẩy sự cải tiến không ngừng của ngành thiết bị dẫn điện

A.T

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 5.

Đến giữa thế kỷ 20, hệ thống dây điện bắt đầu được đi âm tường thay vì để lộ ra ngoài

A.T

Khi thiết bị điện tử tiêu dùng gia tăng, Panasonic đã phát triển thiết bị nối dây cho phép người dùng gắn tối đa 3 công tắc và ổ cắm vào mỗi hộp. Sau năm 1975, nhiều loại công tắc, cầu dao hiệu suất cao đã được phát triển. Hiện nay, hãng cũng bổ sung công nghệ tiên tiến như vật liệu chống cháy, công tắc cảm biến, bộ hẹn giờ vào các thiết bị nối dây hiệu suất cao của mình. Trong tương lai, hệ thống chiếu sáng sẽ hoạt động cùng với loa thông minh cho phép người dùng dễ dàng điều khiển bằng khẩu lệnh.

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 6.

Sau 100 năm, Panasonic giữ vững vị thế trên thị trường với nhiều loại sản phẩm đa dạng. Nhà máy tại tỉnh Mie có hơn 1.000 nhân viên và mỗi năm sản xuất 85 triệu thiết bị

A.T

Các thiết bị nối dây của Panasonic bắt đầu xuất khẩu vào những năm 1980, rồi dần chiếm thị phần lớn thứ hai trên thế giới và thị phần lớn thứ nhất ở châu Á nhờ vào chất lượng sản phẩm vượt trội. Và tùy theo thị trường, một số bộ phận sẽ thay đổi thiết kế để đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người dân. Ví dụ Trung Quốc chuộng công tắc loại đẩy, ở Trung Đông người tiêu dùng thích những thiết kế mạ vàng, người Việt Nam ưu tiên sự tiện dụng với mức giá hợp lý...

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 7.

Mẫu mã ưa chuộng tại thị trường các nước được đóng khung trong nhà máy Tsu, bao gồm Việt Nam (dưới)

A.T

Việt Nam áp dụng công nghệ sản xuất Nhật Bản 

Cũng trong chuyến tham quan tại nhà máy Tsu, các lãnh đạo Panasonic Electric Works cho hay Việt Nam sẽ có thêm nhà máy mới tại Bình Dương, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024. Theo phía Nhật Bản, công ty cũng tối ưu hóa dây chuyền sản xuất bằng cách tích hợp với giải pháp từ nhà máy Tsu, với công nghệ sản xuất hiện đại từ chế tạo khuôn mẫu, lắp ráp theo quy trình khép kín, hướng đến mục tiêu 2029 sản xuất 150 triệu thiết bị/năm.

Khám phá hành trình 100 năm phát triển công nghệ nối dây Panasonic - Ảnh 8.

Panasonic tăng tốc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

CTV

Với hành trình hơn 100 năm phát triển, Panasonic Electric Works cho rằng yếu tố con người được đặt lên hàng đầu, do đó sẽ chú trọng đào tạo chuyên môn cho nhà máy Việt Nam. Với nền kinh tế và chính trị xã hội ổn định, nhu cầu trong nước phong phú cùng tiềm năng tăng trưởng cao, Việt Nam được xem là thị trường quan trọng hàng đầu của ông lớn Nhật Bản tại Đông Nam Á, Top 3 châu Á cùng Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hãng cũng cam kết dành nhiều tâm huyết để phát triển các công nghệ và sáng kiến độc quyền giúp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm phát thải CO2 trong sản xuất và tất cả các hoạt động liên quan, với mục tiêu đạt mức phát thải CO2 bằng 0 vào năm 2050.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.