Khám phá mới về hành tinh lùn Makemake

23/11/2012 13:46 GMT+7

(TNO) Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh lùn xa xôi, có kích thước cỡ 2/3 sao Diêm Vương, nhưng lại không có khí quyển.

(TNO) Các nhà thiên văn học đã phát hiện một hành tinh lùn xa xôi, có kích thước cỡ 2/3 sao Diêm Vương, nhưng lại không có khí quyển.

Được phát hiện cách đây 7 năm gần rìa mặt trời, hành tinh lùn Makemake là một thế giới băng giá, chết chóc và không hề có khí quyển.

Hành tinh lùn không khí quyển
Makemake nằm gần vành đai Kuiper - Ảnh: NASA

Makemake được đặt tên theo một vị thần của nền văn minh Polynesia. Tính từ mặt trời thì nó nằm ở vị trí xa hơn sao Diêm vương nhưng gần hơn Eris, hành tinh lùn lớn nhất trong hệ mặt trời.

Các quan sát trước đây cho thấy hành tinh lạnh lẽo Makemake có những điểm tương đồng với các họ hàng trong hệ mặt trời, khiến một số nhà thiên văn cho rằng thể nào nó cũng có khí quyển, như trường hợp sao Diêm vương.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy Makemake không hề được bao phủ bởi lớp khí quyển nào. Nhóm chuyên gia với trưởng nhóm là Jose Luis Ortiz của Viện Vật lý học thiên thể Andalusia (Tây Ban Nha) đã rút ra kết luận trên sau khi tổng hợp dữ liệu thu được từ ba đài thiên văn khác nhau.

Khám phá mới về đặc điểm của Makemake được đánh giá là một bước tiến quan trọng cho phép giới chuyên gia phân loại được các hành tinh lùn đầy băng, theo báo cáo trên chuyên san Nature.

Makemake là một trong năm thế giới xa xôi được liệt vào dạng hành tinh lùn của hệ mặt trời, gồm Pluto, Makemake, Ceres, Haumea và Eris.

Hạo Nhiên

>> Phát hiện hệ mặt trời “song sinh”
>> Viễn cảnh tương lai của hệ mặt trời
>> Hiện tượng hiếm hoi trong Hệ mặt trời
>> Phát hiện hệ hành tinh giống hệ Mặt trời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.