>> Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn: Trái quy hoạch đã phê duyệt
>> Bê tông hóa suối cổ Mỹ Sơn
Đó là cảnh báo tại hội thảo Bảo tồn và phát triển văn hóa Quảng Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa do Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức vào ngày 3.4.
Hơn 335 di tích văn hóa vật thể cấp tỉnh và quốc gia; hơn 120 lễ hội phong phú, đa dạng cùng với 2 di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa truyền thống của cả nước. Thế nhưng, trong giai đoạn mới, địa phương này đang gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa.
|
Ông Tống Quốc Hưng, Phó phòng Văn hóa - Thông tin TP.Hội An, cho biết văn hóa Hội An đang gặp nguy cơ lớn khi phải đối mặt với việc biến dạng kiến trúc của các di tích do sự thay đổi chủ sở hữu, nhu cầu hiện đại hóa cuộc sống của người dân. Cùng với đó, việc nhiều người dân đến từ các vùng khác có lối sống, phong cách sinh hoạt khác nhau gây ảnh hưởng không ít đến các di tích.
Trong khi đó, tại vùng cao, nguy cơ mai một bản sắc của các dân tộc thiểu số do sự gia nhập của nhiều loại hình văn hóa mới.
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Nam, đưa ra giải pháp để duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng mang đậm dấu ấn cư dân bản địa, các địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số kết hợp với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế; du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo...
Chớ tạo thêm sẹo cho cơ thể Mỹ Sơn Ở Mỹ Sơn, di sản kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên gắn chặt trong một thể hữu cơ, không thể và không nên tách lìa. Cả di sản kiến trúc và khung cảnh thiên nhiên đều bị tàn tạ, đều bị phế tích hóa. Cả hai đều cần được bảo tồn bởi sự ứng xử ân cần và khoa học. Chiếc cầu bắc qua Khe Thẻ ở lối vào thung lũng Mỹ Sơn cách nay hơn chục năm đã là một ví dụ chưa thành công về sự bổ sung vào cảnh quan thiên nhiên. Những trận lũ lụt do Khe Thẻ gây nên tác hại đến di tích, từ lâu đã là một thách thức. Tuy nhiên, việc giảm thiểu tác hại của chúng chưa hề được đặt ra ở cái tầm mà một di sản tầm nhân loại đòi hỏi. Những can thiệp nhỏ hơn, ở Mỹ Sơn, so với việc xây kè và làm cầu ở cận kề hạt nhân duy nhất còn sót lại khá nguyên vẹn (*), cũng cần được cân nhắc ở chính cái tầm ấy trên cơ sở những chuẩn mực được quốc tế công nhận. Vẫn còn đủ thời gian để tìm tòi và đưa ra những giải pháp để trị cái nguy cơ từ con suối Khe Thẻ, mà không gây tổn thương cho di sản đất trời và di sản lịch sử đã bị tổn thương. Chớ tạo thêm vết sẹo cho cơ thể có một không hai của Mỹ Sơn. GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính |
Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam vừa ký văn bản về các hoạt động xây dựng ở Mỹ Sơn. Trong văn bản này, bà Katherine Muller-Marin nhắc lại: Để tuân thủ Công ước Bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972, hoạt động can thiệp vào Mỹ Sơn cần tuân thủ một quy trình trong đó bao gồm công tác đánh giá tác động một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính xác thực và tính toàn vẹn của di sản đã được công nhận. Trinh Nguyễn |
Hoàng Sơn
>> Mở tour thám hiểm tại khu vực Mỹ Sơn
>> Khai trương Làng du lịch cộng đồng tại Mỹ Sơn
>> Mở dịch vụ homestay ở Mỹ Sơn
>> 8.000 lượt du khách đến Hội An, Mỹ Sơn dịp tết Dương lịch 2013
>> Bộ đôi truyền nhân kèn Saranai ở Mỹ Sơn
>> Phát hiện đầu ngói chạm hình kala ở Mỹ Sơn
>> Ấn Độ tài trợ 3 triệu USD để bảo tồn và tu bổ Mỹ Sơn
>> Công bố logo của di sản Mỹ Sơn
Bình luận (0)