Khẩn trương phòng chống bão số 8

27/10/2012 14:58 GMT+7

* Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát trực tiếp chỉ đạo tại Hà Tĩnh * Quảng Trị lập hai đoàn công tác thị sát tình hình phòng chống bão * Chiều mai 28.10, bão số 8 đổ bộ vào Thái Bình, Nghệ An (TNO) Hôm nay (27.10), tại nhiều địa phương, người dân vùng biển đã sẵn sàng để đối phó với cơn bão số 8.

* Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát trực tiếp chỉ đạo tại Hà Tĩnh * Quảng Trị lập hai đoàn công tác thị sát tình hình phòng chống bão * Chiều mai 28.10, bão số 8 đổ bộ vào Thái Bình, Nghệ An

(TNO) Sáng nay (27.10), tại Nghệ An, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Quảng Bình... người dân vùng biển đã sẵn sàng để đối phó với cơn bão số 8.  

* Tại Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An cho biết, đến sáng nay, vẫn còn 313 tàu và 2.005 lao động trên biển. Trong đó, 311 chiếc tàu với 1.987 lao động ở gần bờ đang trên đường vào tránh trú bão, hai tàu ở vùng Vịnh Bắc Bộ đang được hướng dẫn để tránh bão.

UBND tỉnh Nghệ An đã phát công điện chỉ đạo các ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống bão, kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão, sẵn sàng để di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn. Sáng nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã đến Nghệ An thị sát tình hình và chỉ đạo công tác phòng chống bão số 8. 

Dưới đây là những hình ảnh người dân vùng biển Cửa Hội, Cửa Lò, Nghệ An chuẩn bị để đối phó với bão:

Cấp tập đối phó bão số 8 1
Ngư dân Quảng Ngãi đang chuẩn bị neo tàu tại cảng Cửa Hội (Nghệ An) để trú bão - Ảnh: Khánh Hoan

 Cấp tập đối phó bão số 8 4
Người dân ở Cửa Lò chằng chống lại quán xá ven bãi biển trước khi bão đổ bộ - Ảnh: Khánh Hoan

Cấp tập đối phó bão số 8 5
Người dân ở Nghi Lộc di chuyển thuyền thúng lên cao để tránh bão - Ảnh: Khánh Hoan

* Tại Quảng Trị, sáng 27.10, hai đoàn công tác đã được thành lập để khảo sát, đôn đốc tình hình phòng chống lụt bão ở các địa phương ven biển.  

Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, gần 100% tàu thuyền của tỉnh Quảng Trị đã vào bờ neo đậu an toàn, hiện chỉ còn 35 tàu cá với 364 ngư dân đang ở khu vực vịnh Bắc Bộ.

Tuy nhiên, tại cảng Cửa Việt (H.Gio Linh), vẫn còn khoảng 30 chiếc tàu chủ quan neo đậu ở chân cầu Cửa Việt. Thượng tá Trần Thanh Chương, Đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu cảng Cửa Việt, cho biết sẽ dùng biện pháp cưỡng chế nếu số tàu thuyền này không chịu tìm chỗ neo đậu an toàn tránh bão.

Tại thị trấn Cửa Tùng (H.Vĩnh Linh), tàu thuyền của ngư dân cũng đã vào trong khu vực cầu cảng hoặc vào sâu trong sông Bến Hải để neo đậu. Trao đổi nhanh với Thanh Niên Online, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND H.Vĩnh Linh cho biết: “Trong trường hợp khẩn cấp, chúng tôi sẽ cho di dời khoảng 1.600 hộ với gần 5.000 dân ra khỏi vùng nguy hiểm".

Chỉ đạo các địa phương trong công tác phòng chống bão lũ, ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: “Dù hướng đi của bão số 8 có thay đổi như thế nào thì ngành chức năng cũng như người dân cũng không được chủ quan".

Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị cũng đã phát đi tin cảnh báo trên địa bàn tỉnh những ngày tới sẽ có mưa to đến rất to (lượng mưa trung bình từ 200 đến 300 mm), các sông có khả năng vượt báo động 2, 3.

Quảng Trị: Khẩn trương đối phó với bão 1
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị (phải) chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão tại cảng Cửa Việt (H.Gio Linh, Quảng Trị) - Ảnh: Nguyễn Phúc.

Quảng Trị: Khẩn trương đối phó với bão 2
Một số tàu cá vẫn chủ quan neo đậu tạm bợ tại khu vực dưới chân cầu Cửa Việt (H.Gio Linh, Quảng Trị) - Ảnh: Nguyễn Phúc

Quảng Trị: Khẩn trương đối phó với bão 6
Ngư dân thị trấn Cửa Tùng (H.Vĩnh Linh, Quảng Trị) tranh thủ lúc bão chưa vào để kéo thuyền thúng lên bờ - Ảnh: Nguyễn Phúc

Chiều mai 28.10, bão số 8 đổ bộ vào Thái Bình, Nghệ An

Lúc 13 giờ chiều nay 27.10, tâm bão số 8 cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng khoảng 160 km về phía đông, đông bắc, cường độ mạnh cấp 12. Dự báo, chiều mai 28.10, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Nghệ An - Thái Bình.

Lúc 13 giờ chiều nay 27.10, tâm bão số 8 cách bờ biển các tỉnh Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng khoảng 160 km về phía đông, đông bắc, cường độ mạnh cấp 12. Dự báo, chiều mai 28.10, bão sẽ đổ bộ vào khu vực Nghệ An - Thái Bình.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã có gió mạnh 13 m/giây (cấp 6), giật 24 m/giây (cấp 9); ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh 13 m/giây (cấp 6), giật 19m/giây (cấp 8).

 
Bản đồ dự báo đường đi của bão số 8 - Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn T.Ư

Trên đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh 10m/giây (cấp 5), giật 16m/giây (cấp 7), ở Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh 14m/giây (cấp 7), giật 19m/giây (cấp 8).

Trên đất liền, ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 40 - 60 mm. Một số nơi có mưa lớn hơn như TP.Huế 73 mm, Đà Nẵng 79 mm, Quảng Ngãi 131 mm, Lý Sơn 97 mm… 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km, đến chiều ngày mai 28.10, tâm bão nằm ngay trên bờ biển các tỉnh Thái Bình - Nghệ An. Cường độ bão giảm xuống còn mạnh cấp 9 - cấp 10 (tức là từ 75 đến 102 km/giờ), giật cấp 11 - cấp 12.

Sau đó, bão di theo hướng giữa tây bắc và bắc tây bắc, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Chịu ảnh hưởng của bão, vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An từ đêm nay 27.10 có gió mạnh cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8 - cấp 9, giật cấp 10 - cấp 11.

Ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ từ sáng mai 28.10 có gió giật cấp 6 - cấp 7.

Khu vực phía đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to. Phía tây Bắc bộ và các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế, có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Trên các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ, mực nước đỉnh lũ có khả năng lên mức báo động 1 - báo động 2, có nơi trên báo động 2.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của bão kết hợp với triều cường khu vực từ Thái Bình - Thanh Hóa có nước biển dâng cao từ 3 - 4 m. (Quang Duẩn)

* Tại Hà Tĩnh, theo báo cáo của Tiểu ban An toàn nghề cá trên biển thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, đến 21 giờ 30 phút ngày 26.10, tất cả tàu thuyền của Hà Tĩnh (3.820 chiếc với 13.809 lao động) đã nắm bắt được thông tin, diễn biến của của cơn bão số 8 và vào bờ trú ẩn (trong đó có 62 chiếc xa bờ gồm bốn tàu hoạt động ở ngư trường Đà Nẵng - Bình Thuận và 58 chiếc hoạt động ngư trường Quảng Ninh - Hải Phòng, số còn lại ở Nghệ An, Hà Tĩnh).

 Hà Tĩnh: Khẩn trương phòng chống bão số 8
Bộ trưởng Bộ NT-PTNT Cao Đức Phát (bìa trái) cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp xuống cơ sở chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão trong sáng nay 27.10 - Ảnh: Trung Hiếu

Hà Tĩnh: Khẩn trương phòng chống bão số 8 1
Tàu thuyền tránh bão tại cảng cá Thạch Kim, H.Lộc Hà, Hà Tĩnh - Ảnh: Trung Hiếu

Tất cả 12 huyện, thành phố, thị xã của Hà Tĩnh đã tổ chức họp Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn để triển khai, thực hiện phương án đối phó với bão số 8, tổ chức ứng trực 2/24 giờ, cũng như phân công các đoàn công tác xuống tận cơ sở để chỉ đạo việc đối phó với bão.

Hà Tĩnh đang triển khai di dời trên 15.000 hộ dân với trên 53.000 người sinh sống ở vùng nguy hiểm thuộc các H.Kỳ Anh, H.Cẩm Xuyên, H.Thạch Hà, H.Lộc Hà, H.Nghi Xuân và TP.Hà Tĩnh đến nơi an toàn.

Các đơn vị bộ đội và công an trên địa bàn Hà Tĩnh cũng đã huy động trên 1.400 cán bộ, chiến sĩ cùng các địa phương nơi có khả năng ảnh hưởng bão trực tiếp, hướng dẫn nhân dân triển khai gia cố nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, trạm xá…

Quảng Bình: Cảnh giác với mưa lũ sau bão

Sáng nay, ông Trần Văn Tuân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình và các sở, ban, ngành đã đi kiểm tra, chỉ đạo phương án ứng phó với bão số 8. Yêu cầu được đặt ra là cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, người dân.

Thượng tá Đinh Tiến Khâm, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Roòn đã xuống tận các xã để chỉ đạo phòng chống bão. Gặp chúng tôi tại khu vực Cảng Hòn La, ông cho biết: “Đến 0 giờ hôm nay, 4 tàu còn lại trên địa bàn đã vào trú bão. Hiện chúng tôi đang tập trung chỉ đạo ngư dân kiểm tra lại dây chằng, nếu dây mòn thì bắt buộc chủ tàu phải thay dây." 

Nhưng điều khiến thượng tá Khâm lo lắng là "sẽ xảy ra mưa lũ sau bão vì có các đập ở đầu nguồn nên nguy cơ ngập lụt cao khi xả lũ".

Bắt đầu từ khoảng 13 giờ hôm nay (27.10), trời bắt đầu nổi gió to kèm mưa lớn gây khó khăn cho các phương tiện di chuyển trên QL 1A. Phòng CSGT Quảng Bình cũng đã cử tổ tuần tra phía bắc túc trực để hướng dẫn giao thông.

 Quảng Bình: Gồng mình chống bão 1
Rất đông tàu thuyền vào neo trú tại âu tàu Cửa Gianh

Quảng Bình: Gồng mình chống bão 3
Nhiều bảng, biển bị gió quật gãy

Quảng Bình: Gồng mình chống bão 2
Người dân huyện Quảng Trạch gia cố lại mái nhà

Tin, ảnh: Trương Quang Nam

Khánh Hoan - Nguyễn Phúc - Trung Hiếu

>> Ảnh hưởng bão số 8, lũ trên các sông Trung Trung bộ đang lên nhanh
>> Bão số 8 tiến vào miền Trung
>> Khẩn cấp đối phó bão số 8
>> Bão số 8 hoành hành ở Philippines: 6 người chết, 9 người mất tích
>> Bão số 8 tiếp tục mạnh lên và thẳng tiến vào miền Trung
>> Bão số 8 đang di chuyển vào miền Trung
>> Bão số 8 sẽ gây mưa lớn, ngập úng trên diện rộng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.