Theo đại diện Đại học Đà Nẵng, để ứng phó với diễn biến phức tạp của các đợt bùng phát đại dịch Covid 19, các giảng viên và sinh viên đã cùng nghiên cứu thành công và ứng dụng nhiều giải pháp khoa học phục vụ cộng đồng như dung dịch sát khuẩn, máy đo thân nhiệt, buồng sát khuẩn... Đặc biệt phải kể đến máy sát khuẩn tự động của nhóm tác giả: Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Đắc Quy, Phan Ben, Phan Thị Mai thuộc Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học BK-Maker (Khoa Điện, Trường Đại học Bách khoa ).
|
Theo đó, ngay khi máy được chế tạo thành công với kết cấu vận hành đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm chi phí... đã được nhân rộng sản xuất, đảm bảo các đơn đặt hàng để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 ở các nơi công cộng như Bệnh viện Đà Nẵng, trường học, chợ truyền thống... Sản phẩm máy sát khuẩn tự động được vinh danh khen thưởng không chỉ ở tính sáng tạo trong lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn là nghiên cứu mang giá trị cộng đồng, kịp thời và hiệu quả.
Tại Festival Khoa học Công nghệ sinh viên Đại học Đà Nẵng lần thứ 2 năm 2020 với chủ đề “Sáng tạo trẻ”, nhiều sản phẩm nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong nền kinh tế số, phát triển bền vừng đảm bảo yếu tố môi trường cũng được vinh danh, khen thưởng.
Hoạt động nhằm thúc đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong sinh viên, lấy khoa học công nghệ làm trọng tâm để đột phá phát triển của , góp phần thực hiện chiến lược xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố thông minh”.
Ban tổ chức đã trao giải nhất cho sản phẩm thiết kế, chế tạo bộ làm mát cho tấm pin năng lượng mặt trời của nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), với giá trị giải thưởng 20 triệu đồng. Đồng giải nhì và đồng giải ba đều là các nghiên cứu vì cộng đồng, ứng dụng vì môi trường như đề tài nghiên cứu thiết bị quan trắc không khi, cảnh báo ô nhiễm môi trường do độc khí carbon monoxide; đề tài xác định dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết thể dengue trong cộng đồng...
Bình luận (0)