Khi bữa ăn trở nên nhạy cảm

12/04/2014 06:00 GMT+7

“Răng nhạy cảm” là tình trạng răng bị ê buốt, tê nhói khi ăn hoặc uống các loại thức ăn, thức uống nóng, lạnh, hay các loại thực phẩm có vị chua, ngọt. Răng nhạy cảm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe, rất cần chữa trị kịp thời và bảo vệ đúng cách để người bệnh tìm lại chất lượng cuộc sống.

Nếu có kính hiển vi soi chiếc răng nhạy cảm thì bạn sẽ thấy lớp men răng bảo vệ đã bị bào mòn, nướu răng tụt làm lộ ngà răng và các ống thần kinh bên trong lớp ngà răng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đánh răng không đúng cách, quá mạnh và quá nhiều, mẻ hoặc nứt răng do cắn các vật cứng hoặc răng bị va đập mạnh. Hoặc là răng bị nứt vì bạn đã ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Ngoài ra, các biện pháp điều trị răng miệng cũng gây ra buốt răng như tẩy trắng răng, cạo vôi răng, đeo niềng răng.

Răng nhạy cảm làm chất lượng cuộc sống giảm mạnh cả về thể chất và tinh thần. Nỗi khó chịu vì răng nhạy cảm sẽ khiến bạn chẳng còn niềm vui ăn uống, thậm chí là sợ ăn và biếng ăn. Người bị răng nhạy cảm sợ nhất thực phẩm có vị chua chứa nhiều vitamin C có tác dụng kích thích tiêu hóa và hấp thụ khoáng chất như sắt và canxi. Thiếu dinh dưỡng, vi chất, vitamin thiết yếu, cơ thể sẽ dần suy nhược, giảm sức đề kháng.

Để giảm tình trạng ê buốt bạn có thể áp dụng các biện pháp tạm thời như đánh răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, hạn chế ăn các loại thức ăn cứng hoặc có tính axít cao, uống nước trái cây, nước có ga bằng ống hút,… Tuy nhiên nếu tình trạng răng nhạy cảm kéo dài, giải pháp tối ưu cho bạn là hãy trực tiếp đến gặp Nha sĩ để được điều trị khoa học và đúng cách. Nhưng quay về gốc của vấn đề, chúng ta cần bảo vệ răng đúng cách từ khi răng còn nguyên vẹn bằng cách chải răng hàng ngày nhẹ nhàng để bảo vệ lớp men ngà quan trọng.

Nguồn: Unilever Việt Nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.