Khi con bỏ nhà ra đi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ em bị đòn roi, lâu dần sẽ trở nên khó bảo và việc phản kháng bằng cách bỏ nhà ra đi là điều dễ hiểu.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ em bị đòn roi, lâu dần sẽ trở nên khó bảo và việc phản kháng bằng cách bỏ nhà ra đi là điều dễ hiểu. 

Ảnh minh họa: DADẢnh minh họa: DAD
Con trai tôi năm nay 16 tuổi và là con cả, 2 vợ chồng đều là doanh nhân nên rất bận, ít có thời gian chăm sóc con nhưng chúng tôi giáo dục con khá nghiêm khắc vì sợ con hư. Gần đây tôi nhận thấy con ít vui vẻ và hay chống đối, đỉnh điểm là tháng trước con đã tự ý bỏ về ông bà ngoại ở quê cách 80 km. Tôi rất lo lắng nếu tái diễn sự việc này. Mong Chuyên mục cho tôi lời khuyên! (minhduc...@yahoo.com)
TS tâm lý Nguyễn Thị Hằng Phương trả lời:
Chúng tôi cảm nhận được nỗi lo của một người mẹ trước sự thay đổi về tâm sinh lý của con trai trong giai đoạn dậy thì. Có một số nguyên nhân dẫn đến sự việc con tự ý bỏ nhà đi như: Ba mẹ bất hòa, gia đình không hạnh phúc; Ba mẹ thiếu quan tâm chăm sóc… khiến con có cảm giác cô đơn, tủi thân; Ba mẹ quá nghiêm khắc làm cho con thiếu tự do; Con bị dụ dỗ; Con muốn thay đổi và khám phá; Con muốn chứng minh bản thân... Vì vậy, việc quan tâm lắng nghe, chia sẻ cùng con về mọi vấn đề trong thời kỳ thay đổi tâm sinh lý này là vô cùng cần thiết, để từ đó hiểu được tâm lý, cho con cảm nhận được sự yêu thương và chăm sóc của ba mẹ.
Nhiều phụ huynh cho rằng nghiêm khắc và cấm đoán chưa hẳn là tốt vì các con sẽ phải lớn, thay vì sợ con vấp ngã mà giữ bên mình, thì dạy con những kỹ năng sống cơ bản, dạy con cách đứng lên sau khi vấp ngã để con được tự tin thể hiện và khẳng định mình. Để ngôi nhà thực sự trở thành mái ấm hạnh phúc, là nơi con muốn trở về mỗi ngày, hơn ai hết ba mẹ phải biết yêu thương và trân trọng nhau cũng như dành cho con tình yêu thương và sự quan tâm đúng mực. Bên cạnh đó, cần phối hợp với nhà trường và thầy cô giáo để giáo dục các kỹ năng sống cần thiết cho con, quan tâm và tạo mội trường học tập, sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên hỏi thăm tình hình học tập của con để kịp thời hỗ trợ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ em bị đòn roi, lâu dần sẽ trở nên khó bảo và việc phản kháng bằng cách bỏ nhà ra đi là điều dễ hiểu. Những gia đình có cách giáo dục con bằng cử chỉ yêu thương, dặn dò nhắc nhở hay cùng con thảo luận thì tỷ lệ con có ý định bỏ nhà thấp hơn rất nhiều. Trong trường hợp con đã bỏ nhà đi thì ngay sau khi tìm được con, ba mẹ cần bình tĩnh hỏi thăm tình hình của con, không nên đưa ra bất cứ một lời kết tội hay trách phạt nào cả. Việc nhẹ nhàng, thỏa hiệp và trấn an tinh thần con sẽ giúp con gần với mình hơn. Sau đó tìm hiểu nguyên nhân và bù đắp dần cho con để tránh sự việc tái diễn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.