• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Khi đau bệnh, người dân không thể chờ

Duy Tính
Duy Tính
25/05/2022 12:03 GMT+7

Thời điểm những năm 2000, TP.HCM trong tình trạng quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện (BV) tuyến cuối.

Bên cạnh đó, các bệnh viện hiện hữu đã quá cũ, cơ sở vật chất xuống cấp, không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu khám, chữa bệnh. Chính vì vậy, nhiều BV đã lên kế hoạch đầu tư xây mới, nhiều dự án BV được lập.

Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học cơ sở 2, TP.HCM

DUY TÍNH

Nhưng đùng một cái, từ cuối năm 2007, UBND TP.HCM có Công văn số 8933 về quy hoạch các trường đại học và BV. Trong công văn này có quy định các cơ sở y tế khu vực trung tâm TP và các quận nội thành cũ chỉ được phép sửa chữa, nâng cấp…, không quy hoạch, xây dựng mới. Hàng loạt dự án xây mới BV “đứng hình”, và chuyển sang dự án cải tạo. Nhiều BV muốn hoạt động chỉ có cách xin sửa chữa, cải tạo trên nền đất cũ, muốn xây mới thì ra… vùng ven, nhưng vùng ven thì phải chờ quy hoạch đất cho y tế.

Sau nhiều kiến nghị và khi Công văn 8933 được tháo gỡ thì các dự án BV xây mới đã lỡ nhịp, trở nên lỗi thời cả về thiết kế lẫn cấu hình trang thiết bị dự kiến đầu tư và phải lập dự án mới. Có BV, nếu xây dựng vào những năm 2007, 2008 trị giá chưa đến 100 tỉ đồng thì nay bị đội lên đến 300 - 400 tỉ đồng. Chưa kể, phải mất rất nhiều năm, qua rất nhiều cơ quan chức năng phê duyệt, rồi đấu thầu, giải quyết các phát sinh… và từ khi khởi công đến hoàn thành cũng phải mất thêm 2 - 3 năm. Tổng thời gian để xây được 1 BV mới có khi mất 5 - 6 năm, thậm chí cả chục năm.

Thực tế trên dẫn đến tại TP.HCM hiện có nhiều BV xây mới hiện đại tầm quốc tế như Nhi đồng TP, Ung bướu cơ sở 2…, nhưng cũng còn rất nhiều BV xuống cấp trầm trọng vẫn phải gồng mình hoạt động. Đó là BV Tâm thần, BV Chấn thương chỉnh hình, BV đa khoa Sài Gòn, Khoa Khám bệnh - BV Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy cơ sở 2 và một số BV thuộc quận…

Xây bệnh viện phải chờ chính sách, chờ quy hoạch, chờ tiền... nói chung là chờ đủ thứ. Nhưng người dân khi đau bệnh thì không thể chờ được.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.