Khi nào cần điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ?

24/12/2021 14:35 GMT+7

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (PrEP) là biện pháp đang được áp dụng rất phổ biến. Tại Việt Nam đến hết tháng 10.2021 có hơn 32.000 người đã được sử dụng PrEP.

Trung tâm y tế quận Thanh Xuân (Hà Nội) hỗ trợ tư vấn về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Ảnh: T.L

Các tình huống nên điều trị PrEP

PrEP (Pre-Exposure Prophylaxis) là dự phòng trước phơi nhiễm với HIV, uống thuốc để ngăn ngừa lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục và qua đường máu. PrEP chỉ sử dụng cho những ai chưa nhiễm HIV (HIV âm tính) và những người có nguy cơ lây truyền HIV, nhiễm HIV cao. Hiệu quả dự phòng đạt tới 99% trong quan hệ tình dục khi sử dụng đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Theo Quyết định số 5456/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 20.11.2019 về việc “Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS” người lớn hoặc trẻ vị thành niên có các tiêu chuẩn sau thì nên được cân nhắc chỉ định PrEP khi xét nghiệm HIV âm tính và trong vòng 6 tháng qua có ít nhất một yếu tố là:

+ Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV từ 200 bản sao/ml trở lên hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV; có quan hệ tình dục với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV (người tiêm chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới…); + Có một trong các yếu tố sau: 1. Quan hệ tình dục đường hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su với hơn 1 bạn tình; 2. Đã mắc hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; 3. Đã sử dụng PEP; 4. Có quan hệ tình dục để đổi lấy tiền hoặc hiện vật; 5. Có sử dụng ma túy đá trong khi quan hệ tình dục; 6. Có nhu cầu sử dụng PrEP; + Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích. Người lớn hoặc vị thành niên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không chỉ định sử dụng PrEP: HIV dương tính; độ thanh thải creatinine (chức năng thận) ước tính dưới 60 mL/phút; Có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV; người dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP và người có cân nặng dưới 35 kg. Ngoài ra, sẽ không chỉ định PrEP nếu có phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua. Với những khách hàng này, cần đánh giá và kê đơn điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và sau đó xem xét nếu có đủ các tiêu chuẩn sẽ chỉ định PrEP.

Theo Bộ Y tế, không cần chỉ định PrEP, nếu khách hàng chỉ có một bạn tình duy nhất; và xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều trị ARV dược 200 bản sao/mL máu và tuân thủ điều trị tốt. Hiệu quả khi điều trị PrEP

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, hiệu quả của PrEP đối với việc dự phòng lây nhiễm HIV có liên quan chặt chẽ với việc tuân thủ điều trị.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, PrEP đạt hiệu quả dự phòng cao nhất đối với nhóm người sử dụng có mức độ tuân thủ cao (đạt từ 70% nồng độ thuốc trong máu trở lên).

Đối với nhóm có mức độ tuân thủ thấp (nồng độ thuốc trong máu thấp hơn 40%) thì PrEP cho thấy không có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), nếu uống PrEP hằng ngày thì có thể giảm nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục tới 99% và giảm nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm người sử dụng ma túy tới 74%.

PrEP phù hợp với bất kỳ ai chưa nhiễm HIV mà có nguy cơ cao nhiễm HIV, và phù hợp nhất với những người là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ, bạn tình âm tính trong cặp dị nhiễm HIV và người tiêm chích ma túy.

Lưu ý sử dụng PrEP với một số nhóm khách hàng Một số nhóm khách hàng đặc thù cần được cung cấp thêm thông tin về việc sử dụng PrEP gồm có: Người chuyển giới nữ: PrEP vẫn đạt hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV ở người chuyển giới nữ nếu được dùng đều đặn. PrEP không làm thay đổi nồng độ hormone nữ, mặc dù nồng độ của tenofovir (là hoạt chất được dùng điều trị nhiễm vi rút gồm nhiễm HIV), trong máu có thể giảm khi người chuyển giới nữ đồng thời sử dụng PrEP và hormone chuyển đổi giới tính.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.