Phó phòng đào tạo của một trường ĐH thừa nhận: “Việc sinh viên (SV) thi rớt, học đi học lại không đạt phải nghĩ cách “xin” điểm thầy cô là tình trạng khá phổ biến trong giảng đường hiện nay, chính quy cũng có, các lớp tại chức lại càng nhiều. Có thầy không chấp nhận, bắt SV phải học nghiêm túc, nhưng cũng có giảng viên vì thấy SV tội nên cho qua. Điều đáng lo ngại là không ít trường hợp dùng vật chất để đổi lấy điểm”.
Vị cán bộ này cho biết thêm: “Có những trường hợp “hành động tập thể”, do SV chủ động. Ngay khi bắt đầu một môn học mới, lớp trưởng chủ động thông báo mỗi SV đóng một khoản tiền gọi là “tiền quỹ lớp”, thực chất dùng quỹ này để mua quà tặng thầy cô với mục đích mong thầy cô dễ dàng hơn trong việc điểm danh, coi thi, chấm thi”.
tin liên quan
Học sinh giỏi cũng... xin điểmĐể đủ điều kiện đi thi học sinh giỏi, tạo ra một học bạ đẹp thuận lợi khi xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, nhiều giáo viên mạnh tay cho điểm khống, xin điểm cho học sinh.
Một giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho biết sau mấy năm đi dạy, cũng có khoảng 3 - 4 lần SV đến tận nhà xin điểm, đa phần là SV rớt học lại. Ngoài ra, theo giảng viên này, hiện nay có hiện tượng khá phổ biến là SV bỏ tiền ra xin điểm 9, 10 để được nhận học bổng của trường và có được tấm bằng đẹp. “Có nhiều bạn học cực giỏi nhưng lại xin điểm. Đạt thủ khoa đầu ra, với tấm bằng đẹp, các bạn ấy dễ dàng xin được học bổng đi học bậc cao hơn”, giảng viên này thông tin.
Thạc sĩ Lã Hoài Tuấn, giảng viên ĐH Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận: “Nếu tình trạng này không được ngăn chặn trong môi trường giáo dục thì chúng ta sẽ cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động trẻ khỏe, năng nổ, xông xáo, nhạy bén nhưng... lươn lẹo. Khi đã quen với việc lươn lẹo dù nhỏ, thì khi ra đời, có cơ hội là các bạn trẻ sẽ tiếp tục làm những việc gian dối lớn hơn”.
tin liên quan
Ngôi trường độc nhất vô nhị trên thế giới của tỉ phú Xavier NielTrường Ecole 42 của Pháp đang thách thức những tiêu chuẩn của nền giáo dục hiện tại. Trường không có giảng viên. Sinh viên học cũng không cần sách vở, làm bài kiểm tra hay thi cử. Tất cả những gì họ làm là sáng tạo.
Thạc sĩ Huỳnh Lưu Đức Toàn, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, lo ngại: “Với những điểm số “ảo” này, SV sẽ làm việc như thế nào sau khi tốt nghiệp, khi kiến thức thực sự không có? Các em nghĩ dùng tiền là có thể có được điểm số đẹp, có thể giải quyết được mọi thứ, nên sẽ không cần đầu tư thời gian học hành nghiêm túc. Trong khi đó, có những em học hành nghiêm túc thì điểm số cũng vậy, rất bất công”.
Ông Lê Quang Đức, giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng cách để ngăn chặn việc SV xin điểm là người thầy phải dạy nghiêm túc, đánh giá nghiêm túc. “Chính giảng viên từ đầu phải xác định tư tưởng cho SV, rằng không có con đường nào khác ngoài việc học. Học thực sự để có điểm thực chất. Bản thân tôi, nếu gặp tình huống đó, tôi sẽ đánh rớt ngay đối với những SV lười học, nghỉ học nhiều, làm bài không đạt yêu cầu để SV hiểu rằng không thể dùng bất cứ thứ gì để đổi lấy điểm, bắt buộc phải tự mình cố gắng”, ông Đức chia sẻ.
Ông Lã Hoài Tuấn đưa ra một số nguyên tắc: “Thứ nhất là không bao giờ ăn nhậu với SV mình đang dạy, SV còn đang học trong trường. Thứ hai là từ chối các món quà từ học trò. Đồng thời không bao giờ tiếp SV tại nhà riêng. Cần gặp thì hẹn SV ở trường...”.
tin liên quan
Đề thi THPT quốc gia là tài liệu tối mậtChính phủ vừa ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành GD-ĐT. Theo đó, danh mục này gồm các tin, tài liệu thuộc phạm vi sau:
Bình luận (0)