Hóa ra lỗ thủng trên lại dẫn đến sự hình thành những đám mây sáng hơn, mang theo hơi ẩm nhiều hơn bình thường, vốn đóng vai trò là chiếc khiên che chắn khu vực Nam cực khỏi tình trạng ấm lên do khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây ra trong 2 thập niên qua. Theo giáo sư Ken Carslaw của Đại học Leeds (Anh), việc hồi phục của tầng ozone sẽ đảo ngược quá trình trên, dẫn đến sự ấm lên gia tăng tại những khu vực cụ thể ở Nam bán cầu. Mặc dù bị thuyết phục bởi các dữ liệu và lập luận chặt chẽ trong báo cáo trên, một số nhà khoa học cho rằng tương lai trái đất không chỉ phụ thuộc vào việc tầng ozone đang hồi phục, mà còn do con người ngày càng sản sinh thêm nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Lỗ thủng ở tầng ozone đã được phát hiện trên bầu trời Nam cực vào thập niên 80 thế kỷ trước, làm dấy lên mối lo ngại dữ dội bởi vì tầng ozone đóng vai trò cốt yếu trong việc bảo vệ sự sống trên trái đất khỏi tia cực tím có hại. Hiện tượng thủng tầng ozone xảy ra do sự tích lũy các chất khí được dùng trong những thiết bị hiện đại ngày nay như máy điều hòa không khí, tủ lạnh… Dự đoán phải đợi đến năm 2060 thì tầng ozone mới hồi phục được ở mức như trước những năm 80.
Thụy Miên
Bình luận (0)