Xe

Khó cũ, khó mới cho quan hệ EU - Trung Quốc

14/07/2016 09:55 GMT+7

Cuộc họp cấp cao lần thứ 18 giữa EU và Trung Quốc ở Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh chính trị bất lợi hơn là thuận lợi cho quan hệ song phương.

Thiện chí thúc đẩy hợp tác cũng như nhu cầu và lợi ích chung không thiếu. Tuy nhiên, ngờ vực và hoài nghi lẫn nhau lại có chiều hướng gia tăng bởi 3 chuyện lớn.
Thứ nhất là chuyện công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Ngày 11.12.2001, hai bên ký thỏa thuận về việc chấp nhận cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong đó có điều khoản không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường trong thời hạn 15 năm. Nay đến hạn, Trung Quốc đòi thực hiện điều khoản mà Trung Quốc hiểu theo hướng EU cam kết công nhận nước này là nền kinh tế thị trường sau 15 năm.
Ngược lại, EU quả quyết không có chuyện cứ sau 15 năm là tự khắc phải coi Trung Quốc là nền kinh tế thị trường. Với sự kiện Brexit và vai trò ngày càng tăng của Nghị viện châu Âu, EU ở lần cấp cao này không dám quyết định công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường.
Cả EU lẫn Trung Quốc đều cần có thêm thời gian để lường tính và có đối sách thích hợp với tác động của Brexit đối với chính mình và quan hệ song phương sau khi người Anh bỏ phiếu ra khỏi EU Reuters
Thứ hai là Brexit. Cả EU lẫn Trung Quốc đều cần có thêm thời gian để lường tính và có đối sách thích hợp với tác động của Brexit đối với chính mình và quan hệ song phương, nhất là khi Anh và Trung Quốc có quan hệ đối tác đặc biệt về nhiều phương diện.
Thứ ba là phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA). EU đồng tình với phán quyết trong khi Trung Quốc phản đối và bất chấp. Hai bên sẽ không tránh khỏi xung khắc lợi ích ở Biển Đông.
Khó mới cùng khó cũ như thế thì cuộc họp cấp cao sao có thể thành công mỹ mãn?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.