Sau đây là các bài thuốc:
- Hoa khoai mỡ: Vị the, tính bình, tỷ lệ độc tố 0,1-0,5% (1.000gr), lấy 20gr rửa sạch, phơi một nắng, sao khử thổ, sắc 3 chén còn 8 phân, uống 2 lần/ngày. Trị dạ dày loét, thổ huyết, sa tử cung, trĩ, lở loét, sa trực tràng.
- Cuống lá khoai mỡ: Tính mát, vị cay, sử dụng từ 20-25gr, rửa sạch, sao khử thổ, tán nhuyễn. Khi bị tiêu chảy, kiết lỵ, tiêu thủng, khó tiêu hóa, uống một muỗng canh với 5ml nước trà đặc
- Lá khoai mỡ: Vị cay, tính mát, chữa tay chân xuất mồ hôi không kiểm soát, trẻ đổ mồ hôi trộm, phụ nữ mồ hôi ở nách, kẽ tay chân gây mùi hôi; người bị ung nhọt, thủng độc, ngộ độc thuốc. Sử dụng 50-100gr lá khoai mỡ, rửa sạch, 20gr đậu xanh nguyên hột còn vỏ, ¼ muỗng muối hột, 1 con cua đồng (5gr để nguyên). Tất cả sao vàng, tán nhuyễn, sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ nhỏ uống 5 lần/ngày. Liên tục từ 3-5 ngày.
- Trị u hạch cổ, nhuận tràng, thông đại tiện, bỏng lửa, nước sôi, viêm thận, tứ chi, khớp xương chậu, phụ nữ bị bạch huyết kinh niên: 1 củ khoai mỡ (100-200gr), rửa sạch, gọt bỏ vỏ, bằm nhuyễn, nấu với 50gr củ mài, 50gr gạo tẻ hầm nhừ với 500ml nước. Ăn 3 lần/ngày, liền 7 ngày.
- Trị suy nhược gân cốt, khớp gối, đau nhức cột sống: Canh khoai mỡ với cua đồng hoặc thịt nạc cá lóc, 5gr rau om, 2gr hành hương, 2gr lá gừng non, 0,5gr tiêu sọ, nấu với 3 chén nước, sôi 10 phút nhắc xuống. Ăn nóng sẽ giúp tăng lực, mát gan.
- Chống khô khát, đắng miệng, bồi dưỡng chức năng ăn, ngủ, sau chữa bệnh bao tử: 200gr khoai mỡ, 50gr thịt dê nạc, 20gr gạo tẻ, 1/3 muỗng muối nấu trong 3 chén nước còn 1 chén. Tác dụng bổ âm.
- Trị dứt mụn lở loét, sưng nhọt: Khoai mỡ (250gr) bỏ vỏ, xắt hột lựu, rang cháy vàng, tán thành bột. Mỗi ngày nấu từ 30gr với 50gr gạo tẻ thành cháo nhừ. Thêm ¼ muỗng muối trước ăn.
Đông y sĩ Kiều Bá Long
Bình luận (0)