Khoảng 60 trường công tại TP.HCM thực hiện mô hình tiên tiến

Bích Thanh
Bích Thanh
14/11/2018 09:15 GMT+7

Dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi) không thừa nhận mô hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết quy định này không ảnh hưởng đến mô hình trường tiên tiến tại TP.HCM.

Ông Hiếu cho rằng mô hình này không phải là trường chất lượng cao và hiện TP đang xây dựng mô hình tiên tiến, hiện đại và hội nhập, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh (HS) và yêu cầu của xã hội, tiếp cận được với giáo dục ở các nước trong khu vực và quốc tế nhưng vẫn đảm bảo mang đậm bản sắc dân tộc. Những trường này tham gia đào tạo đội ngũ HS năng động, có năng lực sáng tạo, thực hành, ngoại ngữ và tin học. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Mô hình trường tiên tiến được TP.HCM thực hiện thí điểm từ năm học 2004 - 2005 tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3). Đến năm học 2014 - 2015, TP chính thức thực hiện mô hình này và tính đến năm học 2018 - 2019, có khoảng 60 trường từ bậc mầm non đến THPT áp dụng. Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, mô hình này tác động tốt đến HS với các lợi ích như sĩ số thấp, thầy cô có thể quan tâm, phát triển cho từng HS. HS được học với giáo viên bản ngữ, học chương trình toán, khoa học bằng tiếng Anh. Các hoạt động khác cũng được thiết kế phù hợp năng lực và sự phát triển tâm sinh lý của HS. Ngoài ra, HS có thể học trong trường, bên ngoài nhà trường, các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế...
Mức thu của những trường này vào khoảng 1,5 triệu đồng/tháng, không bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ, thu thỏa thuận như chương trình tiếng Anh tích hợp, tổ chức phục vụ bán trú…

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.