Không vệ sinh cuống rốn vì sợ... con đau
Trên thực tế, có nhiều anh chồng trẻ rất chịu khó cùng vợ theo học các lớp tiền sản để biết cách chăm con sau sinh, nhưng không phải là tất cả. Không ít người chồng do chưa chuẩn bị tốt kiến thức lẫn kỹ năng để làm bố nên gặp nhiều lúng túng trong quá trình chăm con sơ sinh.
tin liên quan
Trẻ phát triển tốt hơn khi có bố luôn vui vẻMột nghiên cứu mới cho thấy tâm trạng của người bố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con cái, thậm chí nhiều hơn so với người mẹ.
Anh H. ở Q.11 TP.HCM đỏ mặt kể: "Hồi mình chăm đứa đầu cũng lơ ngơ lắm. Bé mới sinh về nhà là một tay mình tắm. Vài ngày sau thì bé bất ngờ bị sốt cao, cả nhà hốt hoảng đưa bé đi bệnh viện. Nghe bác sĩ nói cuống rốn của con bị nhiễm trùng, hai vợ chồng muốn ngã ngửa. Bác sĩ tra hỏi, mình mới khai thật là không dám vệ sinh cuống rốn cho con sau khi tắm, vì sợ con đau. Ai ngờ làm vậy là hại con, cũng may là đem con đến bệnh viện sớm". Rút kinh nghiệm, anh H. thuê điều dưỡng về tắm cho con cả tháng để yên tâm.
"Dù có hơi tốn kém nhưng để người có chuyên môn chăm sóc con thì mới hạn chế tối đa rủi ro. Chứ mình tự làm không khéo thì càng mệt thêm", anh H. chia sẻ.
Tương tự, anh N.P.S ở Q.12 TP.HCM chia sẻ, hồi có con gái đầu lòng, vợ chồng anh cũng vất vả đủ đường, nhất là khi con sặc sữa. “Mình thì không biết chăm sóc con nhỏ, nên phải thuê người chăm giúp thời gian đầu, như tắm hay vệ sinh, mát-xa cho con. Nhưng đêm hôm, con sặc sữa thì rất khổ. May là vợ có đi học khóa tiền sản, biết cách xử lý nhanh và đúng, chứ bản thân mình quýnh quáng chẳng biết làm sao cả", anh N.P.S nhớ lại.
|
Có những ông bố chăm con rất khéo, nhưng cũng không ít người do lần đầu làm cha nên chưa có kinh nghiệm lẫn kỹ năng tốt.
Một mẹ "bỉm sữa" chia sẻ trên Facebook: “Không rõ chồng nghe lời cô y tá dặn thế nào mà về nhà pha nước nóng cho con tắm, mẹ thử thò tay vào thấy nóng giãy cả người, bèn bảo chồng “tay em cho vào còn trụi cả lông mà anh định thả thằng bé vào à”. Suy đi nghĩ lại thế nào, chồng pha thêm đến hai ca to nước lạnh mà lúc thằng bé tắm xong vẫn còn thấy đỏ ửng cả người. Hú hết cả hồn, lần đấy mình mà chủ quan không thử nước trước thì đúng là hối không kịp”…
|
Pha sữa nhầm với… rượu đế cho con
Trong buổi tư vấn cho các cặp vợ chồng sắp có con, bác sĩ sản khoa tại một bệnh viện phụ sản lớn ở TP.HCM kể câu chuyện “cười ra nước mắt”. Anh bố trẻ nọ chăm bé mới sinh ở bệnh viện. Lúc pha sữa cho con, anh lấy nhầm chai đựng… rượu đế mà cứ tưởng là nước. Con uống sữa xong thì tay chân mềm nhũn ra, mặt đỏ bừng lên...Anh bố thất thần chạy đi cầu cứu bác sĩ. “Điều tra” ra mới biết anh này lấy nhầm chai rượu đế pha sữa cho con bú.
“Tội nghiệp, đứa con... xỉn quắc cần câu, may không nguy hiểm”, nữ bác sĩ cho biết.
tin liên quan
Bố Việt 9X làm clip dạy cách dỗ con khóc nức nở bỗng... im bặtNhững clip chăm con, dỗ con khóc... của ông bố 9X Nguyễn Kim Khang, 24 tuổi, chuyên viên Bộ Giáo dục - Đào tạo, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Bác sĩ trên kể tiếp, có anh chồng khác thấy vợ tắc tia sữa, con không có gì để bú, vợ lại bị căng tức hai bầu ngực rất khó chịu (do ứ sữa). Chẳng biết học bí quyết lạ ở đâu, anh âm thầm về nhà lấy nước nóng đổ vào hai chai thủy tinh, sau đó lăn chai lên ngực vợ cho đỡ căng tức. Tuy nhiên, hai bầu ngực chị vợ không những không đỡ căng tức mà còn đỏ ửng và đau khủng khiếp hơn. May là bác sĩ phát hiện kịp. Anh chồng nhìn vợ đau mà sợ xanh mặt, đành pha sữa công thức cho con bú tạm.
Một nữ bác sĩ đứng lớp tư vấn thai sản ở bệnh viện phụ sản khác tại TP.HCM chia sẻ rằng do nhiều ông bố hồi hộp trong lần đầu chăm con nhỏ nên khó tránh khỏi việc lóng ngóng.
Bác sĩ này kể: Có anh chồng kia dù được bác sĩ dặn kỹ là chỉ cho con mới sinh uống vài muỗng sữa một lần là đủ, nhưng vì sợ con đói nên anh ráng ép cho con bú gần cả 1/3 bình sữa, khiến bé ọc sữa quá trời. “May là bác sĩ xử lý kịp cho bé ọc sữa ra hết, không thì thằng nhỏ "lên bờ xuống ruộng". Điều đáng lưu ý nữa là khi bé ọc sữa, các ông bố bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm thường dựng con dậy vuốt vuốt lưng. Làm vậy thì càng phản khoa học. Khi con ọc, ói sữa thì phải để con nằm nghiêng cho ọc ra hết”, bác sĩ trên lưu ý.
Theo bác sĩ, việc cả hai vợ chồng cùng tham gia các lớp tiền sản là rất đáng hoan nghênh và nên làm để chăm con được tốt, và nhất là đảm bảo không gây rủi ro về sức khỏe cho con nhỏ.
'Có chồng cùng học lớp tiền sản, bà bầu sẽ thấy rất hạnh phúc'
Đó là lời khuyến khích của bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM.
"Kiến thức chăm sóc con nhỏ thì chúng ta có thể tìm hiểu qua sách báo, các kênh thông tin tin cậy hay qua bác sĩ trong quá trình thăm khám thai. Tuy nhiên, việc bố mẹ trẻ cùng đến tham gia lớp học tiền sản là rất quý, vì có vậy, hai vợ chồng mới chia sẻ với nhau được nhiều thứ, chăm sóc con tốt hơn, nhất là sẽ đồng thuận trong cách nuôi dạy con sau này. Đó cũng là cơ hội gắn kết 2 vợ chồng, và đặc biệt là bà bầu sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều khi có chồng cùng đi học tiền sản", bác sĩ Diễm Tuyết chia sẻ.
Theo bác sĩ Diễm Tuyết, những người lần đầu làm bố gần như đều có sự lúng túng nhất định, nhưng nếu chuẩn bị đầy đủ kiến thức, nhất là qua lớp học tiền sản, thì họ sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc vợ con trước và sau sinh.
"Thai nhi 6 tháng là đã nghe được từ trong bụng nên các ông bố, bà mẹ cần siêng trò chuyện, tương tác với con", bác sĩ Diễm Tuyết khuyến khích.
|
Bình luận (0)