Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố kế hoạch nhằm giảm một nửa tỉ lệ này trong vòng 10 năm tới, theo đó, mỗi năm phải có thêm 0,5 triệu người ở các nước nghèo được sử dụng các nguồn nhiên liệu sạch để nấu ăn.
Trong báo cáo với tiêu đề "Chất đốt cho cuộc sống: năng lượng cho nội trợ và sức khỏe", WHO chỉ rõ cần đầu tư như thế nào để có nguồn nhiên liệu sạch nhằm cứu tính mạng của hàng triệu người mỗi năm và đảm bảo sự phồn vinh của xã hội.
Nấu ăn bằng củi, phân súc vật khô, than và các nguồn nhiên liệu tự nhiên khác trong các hệ thống bếp đơn giản đang phổ biến trong một nửa dân số thế giới, là thủ phạm gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ em và các chứng bệnh hô hấp mãn tính khác ở người lớn.
Việc sử dụng các nguồn nhiên liệu khác như khí ga, khí bi-ô-ga và các loại bếp thông khói tốt hơn có thể cải thiện đáng kể môi trường trong các hộ gia đình. Cứ thêm 100 triệu hộ gia đình sử dụng nhiên liệu sạch cho nấu ăn thì sẽ có 473 triệu người giảm nguy cơ hít phải nguồn khí độc hại và giảm 282.000 ca tử vong hàng năm do nguyên nhân từ bệnh hô hấp.
Phụ nữ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của tình trạng ô nhiễm không khí do khói bếp gây ra, thêm vào đó việc sử dụng chất đốt truyền thống gây ô nhiễm làm mất nhiều thời gian, khiến phụ nữ không có điều kiện chăm sóc con cái và hoạt động xã hội.
Vì vậy, WHO nhấn mạnh sử dụng nhiên liệu sạch không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn thúc đẩy phát triển bền vững. Các nguồn nhiên liệu sạch, rẻ và hiệu quả có thể được chính các hộ gia đình tạo ra. Chính phủ, các tổ chức tài trợ, cùng các nhà sản xuất cần nghiên cứu và phát triển các loại bếp an toàn, tiết kiệm và có hệ thống thông khói tốt với giá rẻ để trợ giúp người nghèo.
Theo TTXVN
Bình luận (0)