Việt Nam đang hội nhập với tốc độ nhanh mở ra nhiều cơ hội cho giới trẻ, đặc biệt là khi Hiệp định Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào cuối năm nay. Dự báo thời điểm đó nước ta sẽ trở thành tâm điểm hấp dẫn những nhà đầu tư lớn của thế giới và đây cũng là lúc lực lượng lao động nghề được săn đón nhiều nhất.
Tín hiệu khả quan cho lao động nghề
Theo đánh giá của tờ Nikkei Nhật Bản, hàng loạt các hãng công nghệ lớn trên thế giới như LG, Samsung, Microsoft… đang tận dụng nguồn lực lao động trẻ, lành nghề tại Việt Nam để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ chỉ là một nhóm ngành nhỏ bên cạnh những lĩnh vực “nóng” hiện nay như nông sản, thủy hải sản, may mặc, giày dép… Những nhà đầu tư ngoại ưu tiên tìm kiếm nguồn lao động nghề có trình độ, nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu công việc để dễ dàng đi vào guồng máy hoạt động của doanh nghiệp. Đó cũng chính là tín hiệu đảo chiều của thị trường lao động trong xu hướng tất yếu hiện nay, khi tấm bằng nghề được nhiều nhà tuyển dụng săn đón với mức lương khởi điểm tương đương với bằng Cử nhân. Đặc biệt, theo thông tin tại buổi công bố bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý I/2015 do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức ngày 20/7/2015 thì 3 tháng đầu năm nay, cả nước có 1.159.800 người thất nghiệp, tăng 114.200 người so với cùng kỳ 2014, cụ thể, so với quý IV/2014, số lao động tốt nghiệp đại học, trên Đại học thất nghiệp ở quý I năm nay tăng từ 165.600 người lên 177.700 người; số lao động tốt nghiệp cao đẳng thất nghiệp tăng từ 74.700 người lên 100.600 người. Điều này dấy lên hồi chuông báo động cho hiện tượng “tuột dốc không phanh” của chất lượng đào tạo bậc Đại học khi các đơn vị đào tạo chỉ chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng.
Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất trong khu vực châu Á xuất hiện tín hiệu đảo chiều về nguồn lực lao động này. Đảo quốc Singapore cũng và đã đẩy mạnh hệ thống giáo dục nghề và phổ biến rộng rãi đến mọi công dân. Lý do khá đơn giản bởi lẽ Singapore là quốc gia tiên phong trong công tác đào tạo giáo dục, hàng loạt trường Đại học danh tiếng đều xuất phát tại đây. Chính điều đó đã tạo lượng “cung vượt quá cầu” và hằng năm theo báo cáo của chính phủ Singapore có một lượng lớn Cử nhân rơi vào cảnh thất nghiệp. Chính vì vậy, trong thông điệp vào Ngày quốc tế lao động gửi đến toàn thể dân chúng, Thủ tướng Lý Hiển Long đã kêu gọi xúc tiến nghề nghiệp và học việc để giúp người dân Singapore có thể nhanh chóng vào làm việc trong các công xưởng và từ bỏ tham vọng theo đuổi một chương trình học đại học toàn thời gian.
Ngay cả xứ sở kim chi Hàn Quốc cũng bắt đầu bùng phát làn sóng kêu gọi công dân tham gia vào các chương trình đào tạo nghề thay vì theo đuổi bậc Đại học. Điều này xuất phát từ những số liệu đáng báo động về tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ Hàn Quốc. Trong quý 2, lần đầu tiên trong hơn 10 năm, số Cử nhân thất nghiệp – ước tính khoảng 373.000 người, hơn cả số lao động phổ thông thất nghiệp. Thậm chí, tại ĐH Quốc gia Seoul, gần 30% Tiến sĩ thất nghiệp vào năm 2011 so với khoảng 15% cách đây 2 năm.
Trong một báo cáo gần đây, Bộ Lao động Hàn Quốc cảnh báo, tới năm 2020 sẽ thiếu khoảng 500.000 việc làm cho các cử nhân và thừa khoảng 320.000 việc làm cho người tốt nghiệp phổ thông. Chính vì vậy, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-Bak đã đề xuất thiết lập chỉ tiêu tuyển dụng người tốt nghiệp phổ thông cho các cơ quan Chính phủ để khuyến khích người trẻ đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Đón đầu cơ hội mới
Nắm bắt xu thế chung của thị trường lao động 2015, hàng loạt trường đào tạo nghề tại Việt Nam đã đẩy mạnh công tác chiêu sinh và hoàn thiện chương trình đào tạo nhằm đem đến nguồn lao động chất lượng phục vụ quá trình hội nhập của đất nước. Học trường nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn lựa vì bậc học này vừa hạn chế những áp lực về thi cử, vừa mở ra những cánh cổng nghề nghiệp mới mẻ.
Hoa Sen College đã có mặt tại TP. Đà Nẵng và TP. HCM
|
Một trong những trường nghề đã và đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và chương trình đào tạo là Cao đẳng Hoa Sen (Hoa Sen College – HSC). Với việc đầu tư trụ sở chính 63 Phan Đăng Lưu, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng và cơ sở 217 Điện Biên Phủ, P. 15, Q. Bình Thạnh, TP. HCM cùng đội ngũ giảng viên uy tín, nhiều kinh nghiệm giảng dạy, HSC từng bước trở thành đơn vị giáo dục tiên phong trong công tác đào tạo nghề. Các ngành đào tạo tại trường bao gồm Thiết kế đồ họa, Quản trị nhà hàng, Quản trị khách sạn, Kế toán doanh nghiệp, Ứng dụng phần mềm, Quản trị mạng máy tính được xây dựng theo tiêu chuẩn của các quốc gia dẫn đầu về hệ thống giáo dục như Anh quốc, Úc, Singapore. HSC liên kết chặt chẽ với các đối tác sư phạm: University Preparation College (UPC – Úc), First Media Design School (FMDS – Singapore) và The Confederation of Tourism and Hospitality (CTH – Anh quốc) về nội dung đào tạo cũng như hợp tác cùng Ngân hàng Bưu điện Liên Việt hỗ trợ chính sách vay ưu đãi học phí lên đến 50% cho tất cả sinh viên giúp các bạn dễ dàng nắm bắt cơ hội học tập theo chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Ngoài ra, nhà trường còn dành hơn 4 tỉ đồng để trang bị laptop và đồng phục cho tất cả sinh viên đăng ký nhập học.
Các bạn sinh viên đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại HSC
|
Trong nội dung chương trình đào tạo tại HSC sẽ có từ một đến ba đợt thực tập tại doanh nghiệp (tùy theo ngành), điều này gia tăng khả năng thích nghi của sinh viên với môi trường làm việc thực tế. Đặc biệt, sinh viên HSC sau khi tốt nghiệp được đảm bảo chuẩn đầu ra tiếng Anh TOEIC 450+, thuần thục kỹ năng tin học MOS và kiến thức chuyên ngành nên dễ dàng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong xu hướng mới của thị trường lao động.
Để biết thêm thông tin tuyển sinh HSC, liên hệ email tuyensinh@hsc.edu.vn hoặc website: www.hsc.edu.vn
Bình luận (0)