Được thành lập từ năm 2010 bởi giám đốc điều hành Mohit Lad và giám đốc công nghệ Ricardo Oliveira, ThousandEyes bảo vệ trang web của các công ty khỏi tình trạng bị sập nguồn tê liệt hoạt động dù internet có bị sập, mất điện và gặp những vấn để nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Những khách hàng của ThousandEye là Twitter, Equinix, ServiceNow, eBay, DocuSign, top 6 ngân hàng Mỹ, và nhiều công ty chuyên dịch vụ công nghệ khác.
Công ty hiện giờ đã thuê hơn 130 nhân viên và đang nhân đôi doanh thu hằng năm, với đầu ra tốt đến mức công ty không cần kêu gọi bất kì vốn đầu tư mạo hiểm nào để tồn tại”, CEO Mohit Lad chia sẻ.
ThousandEyes đã thu được 60,5 triệu đô la từ đầu tư vào 3 vòng gọi vốn đầu tiên và và tiến tới giá trị 273 triệu đô la ở vòng đàm phán cuối vào tháng 2.2016
Và tất cả cơ nghiệp bắt đầu từ những máy chủ máy tính mà những người thành lập xin đồ phế thải điện tử bị vứt đi từ những tập đoàn công nghệ lớn và từ một cửa hàng bán máy tính second-hand ở Sunnyvale được biết dưới cái tên Weird Stuff.
Ý tưởng lớn, không cần vốn
Từ trường đại học, cả hai người đứng đầu của ThousandEyes đi tới ý tưởng xây dựng một loại mạng hoàn toàn mới để quản lý phần mềm, một dạng có thể quản lý toàn bộ mạng Internet chứ không chỉ giới hạn trong nội mạng của một công ty. Họ nhận ra việc xây dựng một trung tâm dữ liệu rất khó, họ không có vốn và không muốn dành thời gian kêu gọi từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Thay vào đó, họ đã nộp đơn xin tài trợ tới Viện khoa học Chính phủ NSF. Đó là cách gây quỹ khá khác người tại thung lũng Sillicon. Lợi ích khi làm việc với NSF là họ không phải bán rẻ cổ phiếu công ty để có được nguồn đầu tư lớn. Mặt bất lợi? Số tiền sẽ được trả thành nhiều đợt mỗi 6 tháng.
Từ 2010-2011, ThousandEyes nhận được 1 triệu đô la từ NSF, số tiền lớn đó giúp họ tạm gác hết các công việc và tiếp tục hoàn thiện dự án.
Đi loanh quanh và nhặt những máy chủ bị bỏ quên
Những ông chủ của ThousandEyes quyết định tự xây dựng trung tâm dữ liệu riêng từ những máy tính cũ bỏ đi. “Đôi khi công ty sẽ tái chế lại những chiếc máy tính đó. Họ sẽ đóng phòng lab và cho hết những máy tính vào khu vực tái chế đồ điện tử và chúng cứ ở đó cho những dịp cần dùng tới. Chúng tôi cứ thể đi tạt qua và thu gom vài chiếc máy, cho nó vô phía sau xe hơi. hoặc đến cửa hàng Weird Stuff để mua lại như đi mua phế liệu", Lad nói. Họ xây “đế chế” của mình trong garage với tất cả những thiết bị cũ không ai dùng tới.
Những bài đăng trong lúc chán nản mang lại khách hàng
Sau khi đã có sản phẩm thì việc tiếp theo là tìm kiếm khách hàng. Bình thường thì chuyện đó sẽ được hỗ trợ bởi nhà đầu tư mạo hiểm, họ sẽ đưa ra những đề xuất, hướng dẫn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ThousandEyes chưa hề nhận vốn từ bất kỳ quỹ đầu tư mạo hiểm nào.
Trong những ngày đầu, họ lướt Twitter “để biết công ty nào đang gặp vấn đề, trục trặc hay có sự cố về điện và ngay lập tức đánh vào những đối tượng này, tìm kiếm giải pháp rồi gửi đến các công ty này. Ấn tương bởi điều đó và cũng đang trong cơn nguy khó, những công ty trên bắt đầu kí kết làm ăn với ThousandEyes. Vào năm 2013, có 20 công ty dùng dịch vụ của ThousandEyes.
Không có thời gian để lôi kéo các nhà đầu tư mạo hiểm
Những khách hàng nói với nhau về ThousandEyes và kinh doanh của công ty phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Vào mùa hè 2013, Lad có một buổi nói chuyện tại hội thảo công nghiệp nơi mà Aaref Hilaly, một nhà đầu tư mạo hiểm cho Sequoia, nghe và bày tỏ sự hứng thú tới ThousandEyes. “Chúng tôi không gây quỹ”, Lad nói, tuy nhiên, anh đồng ý một cuộc họp tại văn phòng của Hilaly. Và sau cuộc gặp, Lad ra về và nắm trong tay 5,5 triệu đô vốn vòng series A.
Người “bảo hộ” cho ThousandEyes gồm Sutter Hill, Tenaya Capital, GV (trước là Google Ventures) và Salesforce.
Hiện nay, giá trị của ThousandEyes đã lên con số 273 triệu đô la Mỹ và công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới, mở một văn phòng tại Austin, một trụ sở tại San Francisco và một văn phòng tại Luân Đôn (Anh). Kể từ đây thì ThousandEyes đã không phải dùng máy cũ nữa.
Bình luận (0)