Đừng nên khởi nghiệp chỉ có một mình
Trong buổi trò chuyện tại hội thảo “Thất bại để thành công” do Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức, ông Saul Singer - một trong hai tác giả của cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel, đã có nhiều chia sẻ xoay quanh câu chuyện khởi nghiệp hiện nay.
Ông Saul Singer cho rằng không phải khởi nghiệp là ta học theo tất cả những gì mà người khác đã làm bởi khởi nghiệp là sáng tạo riêng của mỗi người và mỗi quốc gia sẽ có những câu chuyện khởi nghiệp khác nhau.
Cũng chính vì mỗi quốc gia sẽ có những câu chuyện khởi nghiệp riêng nên phải tìm ra và hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu để mà phát triển. Giống như đất nước của ông mặc dù là đất nước nhỏ và không có tài nguyên nhưng lại là quốc gia đứng đầu thế giới về khởi nghiệp.
Ông Saul Singer “bật mí” cho những bạn trẻ VN về những bí mật để khởi nghiệp thành công. Theo ông, nhiều người nghĩ khởi nghiệp chỉ cần có ý tưởng tốt nhưng thực tế có rất nhiều ý tưởng tốt vẫn không thể hiện thực hóa được. Hoặc thậm chí nghĩ rằng phải dựa vào công nghệ hay tiền bạc để khởi nghiệp. Điều này cũng không đúng vì có rất nhiều lĩnh vực, hình thức khởi nghiệp khác nhau cũng như nhiều người khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng.
|
|
|
Muốn khởi nghiệp phải đầu tư vào đội ngũ, đừng nên khởi nghiệp chỉ có một mình. Không có một doanh nghiệp nào thành công mà chỉ dựa vào một người. Bởi mỗi người sẽ có một điểm mạnh khác nhau và chúng ta phải biết kết hợp những thế mạnh đó thành một tổng thể hoàn hảo
|
|
|
Saul Singer
|
|
|
“Bí mật lớn nhất cũng như chìa khóa để khởi nghiệp thành công đó chính là đội ngũ. Muốn khởi nghiệp phải đầu tư vào đội ngũ, đừng nên khởi nghiệp chỉ có một mình. Không có một doanh nghiệp nào thành công mà chỉ dựa vào một người. Bởi mỗi người sẽ có một điểm mạnh khác nhau và chúng ta phải biết kết hợp những thế mạnh đó thành một tổng thể hoàn hảo. Những điểm yếu của tôi biết đâu lại là những thế mạnh của anh và chỉ có anh mới hiểu được những vấn đề của đất nước anh. Nên cần xây dựng đội ngũ các quốc gia để cùng hợp tác”, ông Saul Singer khẳng định.
Để khởi nghiệp thành công, ông cũng khuyên mỗi người phải biết sống chung với rủi ro. Phải chấp nhận thất bại vì thất bại là câu chuyện chung của cộng đồng khởi nghiệp. Theo ông, dù thất bại, thậm chí là thất bại nhiều lần nhưng ít nhất ta cũng thấy được mình đang làm một cái gì đó và biết đâu chính những cái đó lại có thể thay đổi được đất nước hoặc thậm chí là thay đổi được cả thế giới. Và nếu không có thất bại ta sẽ không thử được những cái mới mà chính những sáng tạo, những cái mới lại là mấu chốt, là điểm khác biệt của lĩnh vực khởi nghiệp.
Khởi nghiệp trong tương lai sẽ là lĩnh vực nào ?
“Điều quan trọng là anh chấp nhận thất bại như thế nào. Chấp nhận thất bại nhưng phải biết đứng lên để tìm chìa khóa cho thành công. Đấy mới chính là thất bại để thành công”, ông nhìn nhận.
Tại hội thảo, nhiều bạn trẻ cũng có những trăn trở: “Khởi nghiệp phải cần có người cố vấn? Vậy khi khởi nghiệp thì tìm người cố vấn ở đâu?”. Về vấn đề này, tác giả cuốn sách “quốc gia khởi nghiệp” khuyên, khi muốn khởi nghiệp bao giờ bạn cũng hỏi rất nhiều người. Và những người chia sẻ những kinh nghiệm cho bạn cũng như những người bạn chọn để hỏi, đấy đã là những cố vấn của bạn. Cũng có thể tìm đến những người mà bạn thần tượng hoặc những người đã khởi nghiệp những gì gần gũi với ý tưởng của mình để nhờ họ dẫn dắt.
Một bạn trẻ khác đặt câu hỏi: “Xu hướng khởi nghiệp trong tương lai sẽ là lĩnh vực nào?”. Đây là một câu hỏi mà ông cho rằng khó để trả lời. Bởi theo ông, xã hội mỗi ngày một phát triển và ta không thể nào hình dung được tốc độ tăng trưởng của thế giới. Vì thế mà tất cả các lĩnh vực đều có thể khởi nghiệp và là xu thế của khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu phải chọn ra một thì ông cho rằng: “Hiện nay dần dần mọi thứ đang được thay thế và bị số hóa dẫn đến sự thịnh hành của thế giới dữ liệu. Chính vì thế, lĩnh vực phân tích và thu thập dữ liệu cũng như khoa học dữ liệu sẽ thay thế và có thể trở thành xu thế khởi nghiệp trong tương lai”.
Các yếu tố dẫn đến thành công
Có 5 yếu tố cần lưu tâm khi khởi nghiệp là: thời điểm, nhóm người, ý tưởng, mô hình và vốn. Về thời điểm phải thực hiện “4 đúng” (đúng lúc, đúng nơi, đúng tiến độ và đúng người). Nhóm người thì cần “4 có” (có sức khỏe tốt và sức hấp dẫn, có những thói quen tốt, có tâm tốt và đặc biệt là có nhiều tài). Ý tưởng là thực hiện đúng “4 làm” (làm đúng cái đang bị sai, làm hoàn hảo cái đang tốt, làm để có cái chưa có và phải làm được một dấu ấn để lại). Về mô hình thì có “4 biết” (biết khách hàng, biết giá trị tạo ra, biết tiếp thị và biết đổi lấy giá trị). Và cuối cùng là vốn, muốn có vốn thì có “4 cần” (cần thời gian, cần kiến thức, cần kinh nghiệm và cần tiền).
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ
(Nhà khoa học và doanh nhân thành đạt tại VN - Canada)
|
Bình luận (0)