Khởi nghiệp trồng cà phê 'kiểu mới', nông dân trẻ Đắk Lắk tiết lộ thu nhập 'khủng'

24/10/2024 14:00 GMT+7

Khởi nghiệp trồng cà phê xen canh hồ tiêu, áp dụng những kỹ thuật canh tác nông nghiệp tái sinh trong Chương trình NESCAFÉ Plan, chị Nguyễn Thị Lan - một nông dân trẻ ở Đắk Lắk xây được nhà lầu, tậu được xe hơi, một năm thảnh thơi đi du lịch vài lần... Điều mà thế hệ trồng cà phê trước đây - như bố mẹ chị Lan chưa bao giờ mơ tới.

Nông dân tham gia NESCAFÉ Plan tại xã Ea Tiêu

Nông dân tham gia NESCAFÉ Plan tại xã Ea Tiêu

Bỏ kế toán kho bạc, về quê khởi nghiệp trồng cà phê

Tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Trường ĐH Tây Nguyên, chị Nguyễn Thị Lan (38 tuổi) từng có công việc ổn định, làm kế toán tại Kho bạc huyện thuộc tỉnh Đắk Nông nhưng vẫn quyết định nghỉ việc, về quê tại xã Ea Tiêu, H.Cư Kuin (Đắk Lắk) khởi nghiệp trồng cà phê.

Cơ duyên, động lực để chị Lan quyết tâm thay đổi nghề nghiệp là Chương trình NESCAFÉ Plan biết đến từ năm 2012. Bố mẹ chị Lan có 3 ha trồng cà phê từ năm 1988, cũng là thành viên tham gia NESCAFÉ Plan. Mỗi khi nhà có việc đột xuất, chị Lan thay bố mẹ đi tập huấn để áp dụng vào vườn cà phê gia đình.

Đến năm 2015, chị Lan được bố mẹ chia cho 1 ha trồng cà phê và chính thức là thành viên của NESCAFÉ Plan. Sau thời gian tập huấn, tham quan mô hình ở các địa phương, chị Lan quyết định từ bỏ công việc kế toán, khăn gói trở về quê làm nông dân khởi nghiệp trồng cà phê.

Từ những kiến thức được nghe, thực tế trải nghiệm, việc đầu tiên chị Lan làm là tái canh vườn cà phê giống cũ, đã già cỗi, trồng thay thế giống mới do các chuyên gia giới thiệu. Ngoài cà phê, khu vườn còn trồng xen canh hồ tiêu.

Trồng cà phê xen canh hồ tiêu, sầu riêng… theo hướng nông nghiệp tái sinh giúp người dân có thu nhập cao

Trồng cà phê xen canh hồ tiêu, sầu riêng… theo hướng nông nghiệp tái sinh giúp người dân có thu nhập cao

"Không phải ca ngợi hay quảng cáo cho chương trình nhưng có đi tập huấn, mình biết những điều rất lạ mà bố mẹ trồng cà phê hơn 30 năm nhưng chưa bao giờ làm. Thời ông bà trồng cà phê làm theo kiểu "cày sâu cuốc bẫm", vườn lúc nào cũng phải sạch cỏ; định kỳ là phun xịt thuốc bảo vệ thực vật... Trong khi chuyên gia hướng dẫn giữ nguyên cỏ dại, lá cà phê rụng xuống vườn không nên cào bỏ hết đi mà phải giữ lại để tạo độ ẩm, làm môi trường sống cho giun dế, vi sinh vật có lợi sinh sôi, phát triển mạnh, lấn át cả ấu trùng gây ra sâu bệnh trên cây cà phê, nhờ đó mà đất vườn, cà phê cũng khỏe hơn", chị Lan nói và giải thích: "Vì sao chúng tôi biết đất khỏe, vì tiết giảm từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không cần thuê nhân công đi làm cỏ, dọn vườn. Nước tưới cũng giảm nhưng cà phê, hồ tiêu lúc nào cũng xanh mướt. Vườn lúc nào cũng đầy mùn, cây khỏe, cho năng suất cao hơn so với những vườn cà phê trồng theo kỹ thuật canh tác truyền thống. Trồng cà phê vậy rất nhàn, rất khỏe, mỗi người dư sức làm 1 ha mà không cần thuê nhân công, ai chăm chỉ còn làm thêm được nghề khác".

Gia đình chị Lan giàu lên từ 1ha trồng cà phê xen canh

Gia đình chị Lan giàu lên từ 1ha trồng cà phê xen canh

Trồng cà phê xen canh, mỗi năm lãi hàng trăm triệu

Cũng theo chị Lan, kiến thức học được từ NESCAFÉ Plan không chỉ là phương thức canh tác cà phê "kiểu mới" mà còn là những yêu cầu, tiêu chuẩn về bảo quản giúp cho cà phê đạt chất lượng cao nhất. Trước đây, cà phê hái về để trong bao dài ngày nên chất lượng nhân cà phê không đẹp. Khi đi tập huấn ở NESCAFÉ Plan, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật thu hái, bảo quản cà phê để nâng cao chất lượng hạt cà phê, từ đó góp phần tăng thu nhập

Từ NESCAFÉ Plan, nông dân trồng cà phê ở địa phương được tiếp cận những kiến thức, kỹ thuật mà trước đây họ chưa từng được hướng dẫn, áp dụng.

"Cà phê sau khi thu hái về thì cần phơi ngay và bảo quản khi cà phê đã khô để tránh cà phê bị giảm chất lượng, không bảo quản cà phê gần khu vực có mùi lạ hoặc các loại nông sản khác để giữ hương vị của hạt cà phê. Ngoài ra, cà phê khi bảo quản trong kho thì cần bảo quản cách mặt đất và cách tường để tránh ẩm, mốc sẽ làm giảm chất lượng hạt cà phê", chị Lan dẫn chứng.

Người dân được tập huấn nhiều kỹ thuật canh tác, bảo quản cà phê

Người dân được tập huấn nhiều kỹ thuật canh tác, bảo quản cà phê

Nhìn lại sau gần 10 năm khởi nghiệp trồng cà phê, chị Lan khẳng định, NESCAFÉ Plan giúp nhiều nông dân địa phương, trong đó có gia đình chị "đổi đời", cuộc sống sung túc hơn.

Chị Lan cho hay, so sánh ngay vườn cà phê 3 ha của bố mẹ ngày trước, sản lượng chỉ đạt 2 - 2,5 tấn/ha, ngoài cà phê không có thu nhập gì khác. Đến thế hệ của chị, cùng 1 ha đất nhưng cà phê trồng xen canh hồ tiêu thì năng suất đều đạt rất cao. Cà phê có thể đạt 3 - 3,5 tấn/ha, tiêu cũng khoảng 2 - 2,2 tấn/ha.

"Nếu tính giá trung bình giá 100.000 đồng/kg thì riêng cà phê được 350 triệu đồng; còn tiêu giá 150.000 đồng/kg thì thu thêm được 300 triệu đồng nữa. Trong khi chi phí sản xuất chỉ tốn khoảng 50 - 60 triệu đồng, vì trồng xen nên bón phân cho cà phê thì cũng là bón phân cho tiêu, giảm được một nửa chi chi phí, trừ cả tiền thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch thì mỗi năm lãi hơn 500 triệu đồng", chị Lan tính.

Vườn cà phê bội thu khi tham gia NESCAFÉ Plan

Vườn cà phê bội thu khi tham gia NESCAFÉ Plan

Chị Lan so sánh, khi tham gia vào NESCAFÉ Plan nhìn lại thì thấy thời bố mẹ trồng 3 ha cà phê mà hiệu quả kinh tế không cao như bây giờ, vì canh tác theo lối mòn, tốn rất nhiều công sức, không biết đến đi du lịch là gì.

"Cũng là mảnh vườn ấy nhưng đến thế hệ chúng em thì mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng, một năm lên kế hoạch đưa cả nhà đi du lịch ít nhất 2 lần. Vườn cà phê xen canh giúp gia đình xây được nhà lầu, tậu được xe hơi, mua sắm được nhiều loại máy móc nông nghiệp hiện đại. Tiền thu từ cà phê, hồ tiêu thoải mái sắm sửa cho con từ laptop, xe đạp điện đi học, thậm chí có điều kiện mời gia sư về nhà dạy học để không phải đưa đón con đi học thêm bên ngoài", chị Lan nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.