Xua đuổi từ xa, tức là trước khi những con thuyền chở dòng người này vào lãnh hải và cập bến ở hòn đảo nào đó của Úc, là tinh thần mấu chốt nhất trong chính sách về tị nạn của Thủ tướng Tony Abbott.
Mới đây, ông Abbott công khai bảo vệ chính sách đó trước những lo ngại của LHQ và phê trách của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, việc xâm phạm chủ quyền và lãnh hải của quốc gia khác để thực hiện chính sách của mình là chuyện không thể chấp nhận được về pháp lý quốc tế và trong thực tiễn quan hệ bình thường giữa các quốc gia.
Không thể có chuyện “vô tình” vì theo Indonesia, hành động xâm phạm đã diễn ra nhiều lần trong thời gian qua. Cho nên lý do chính chỉ có thể là chính phủ của ông Abbott chủ định thực hiện chính sách nói trên bằng mọi giá để tranh thủ cử tri vì vấn đề người tị nạn là một trong những chuyện nhạy cảm nhất và quyết định kết quả bầu cử ở Úc. Quan hệ Úc - Indonesia hiện lại không được êm thấm. Jakarta không những không tán đồng chính sách tị nạn của ông Abbott mà còn vẫn chưa nguôi ngoai bực bội về việc bị Canberra theo dõi, do thám như tiết lộ của cựu nhân viên CIA Edward Snowden.
Thủ tướng Abbott chứng tỏ không thật sự muốn cải thiện quan hệ với Indonesia mà còn muốn ép nước này chấp nhận chính sách tị nạn của mình. Cho nên mới thấy hai phía hiện không bằng mặt cũng chẳng bằng lòng.
Thảo Nguyên
>> Indonesia phạt tù người tị nạn Rohingya
>> Úc: Người tị nạn nổi loạn đốt 9 tòa nhà
>> Úc tìm thấy tàu chở người tị nạn mất tích
Bình luận (0)