Không biết nói sao!

01/08/2015 06:03 GMT+7

“Không biết sẽ nói sao với cử tri”, là lời than phiền của các đại biểu HĐND TP.HCM tại phiên chất vấn hôm 30.7, về việc kết quả di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư không mang lại kết quả như mong muốn. Đến Chủ tịch HĐND TP điều hành phiên họp cũng chỉ kết luận: “Để sự chậm trễ kéo dài, người làm công tác quản lý phải có trách nhiệm”.

“Không biết sẽ nói sao với cử tri”, là lời than phiền của các đại biểu HĐND TP.HCM tại phiên chất vấn hôm 30.7, về việc kết quả di dời các cơ sở ô nhiễm ra khỏi khu dân cư không mang lại kết quả như mong muốn. Đến Chủ tịch HĐND TP điều hành phiên họp cũng chỉ kết luận: “Để sự chậm trễ kéo dài, người làm công tác quản lý phải có trách nhiệm”.

Trách nhiệm ấy được chịu ra sao thì hoàn toàn không được đề cập. Sự bức xúc của đại biểu HĐND nói riêng và đại biểu dân cử nói chung, trước những kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết không phải là chuyện mới. Nó từng được đề cập một cách thẳng thắn khi các đại biểu Quốc hội thảo luận về luật Tổ chức chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND) hồi tháng 6 vừa qua, rằng HĐND không thực quyền.
Hiến pháp, cũng như luật Tổ chức HĐND và UBND hiện hành quy định UBND do HĐND bầu và là cơ quan chấp hành của HĐND. Nhưng trên thực tế thì một quyết nghị của HĐND có thể được cơ quan chấp hành thực hiện cũng được, mà chưa thực hiện cũng chẳng sao. Các kết luận giám sát của cơ quan quyền lực, nhưng hoàn toàn có thể thiếu được sự tập trung giải quyết bởi chính các chức danh do HĐND bầu ra hoặc phê chuẩn.
Cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức luôn là những lý do được đưa ra để lý giải cho hoạt động HĐND kém hiệu năng. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Ngay bản thân các đại biểu HĐND, vì một lý do nào đó, chưa từng sử dụng hết quyền năng của mình, để bảo đảm các yêu cầu đúng pháp luật của cử tri phải được giải quyết. Luật Tổ chức HĐND và UBND, quy định đại biểu HĐND có quyền chất vấn chủ tịch HĐND, chủ tịch và các thành viên khác của UBND, chánh án TAND, viện trưởng viện KSND và thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp và đặc biệt “có quyền đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu”.
Nếu thật sự vấn đề ô nhiễm trong khu dân cư là nghiêm trọng, nếu thật sự việc giải quyết là đùn đẩy, không đúng quy định pháp luật, không đúng nghị quyết HĐND thì thay vì than thở “không biết sẽ ăn nói ra sao với cử tri”, các đại biểu HĐND TP.HCM hoàn toàn có quyền yêu cầu (ngay tại phiên họp) một nghị quyết yêu cầu UBND TP xem xét trách nhiệm hành chính những đơn vị liên quan.
Việc quan trọng (và cũng khó khăn) nhất của đại biểu là làm chức năng đại diện cho dân đã bầu ra mình. Muốn làm đại diện thì thứ nhất đại biểu phải giữ được quan hệ với cử tri, lắng nghe ý kiến của họ và thứ ba là phải xử lý được vấn đề của người đã bầu ra mình yêu cầu. Nếu nghe để rồi “không biết ăn nói sao với cử tri” thì đó không chỉ là hạn chế của cơ quan chấp hành.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.