Không chấp nhận hai loại giá trong khám chữa bệnh

23/05/2014 01:07 GMT+7

Tại phiên thảo luận ở hội trường sáng qua về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đa số đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) tán thành quy định BHYT bắt buộc đối với toàn dân, nhưng đề nghị phải bổ sung các quy định liên quan đến cải thiện chất lượng khám chữa bệnh để thúc đẩy BHYT tự nguyện.

Tại phiên thảo luận ở hội trường sáng qua về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đa số đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) tán thành quy định BHYT bắt buộc đối với toàn dân, nhưng đề nghị phải bổ sung các quy định liên quan đến cải thiện chất lượng khám chữa bệnh để thúc đẩy BHYT tự nguyện.

Theo ĐB Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp), việc sửa đổi luật lần này cần có những quy định cụ thể để tạo điều kiện cho các thành phần ngoài nhà nước tham gia vào lĩnh vực BHYT tự nguyện, vì thực tế trong lĩnh vực khám và điều trị ở các cơ sở y tế tư nhân cũng đã có ký hợp đồng với BHXH để khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) “hiến kế” thêm là cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục mua BHYT như các loại hình bảo hiểm thương mại khác, đơn giản hóa việc cấp thẻ BHYT, thủ tục khám chữa bệnh và đặc biệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong các cơ sở cung cấp dịch vụ BHYT hiện nay. “Việc cấp thẻ có thể thực hiện được ở một địa phương, nhưng việc khám chữa bệnh phải được thực hiện linh hoạt để đảm bảo giải quyết cho mọi người dân có thể tiếp cận được các cơ sở khám chữa bệnh một cách thuận tiện”, ông Sinh đề nghị thêm.

Còn theo ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM), hiện nhà nước vẫn là chủ thể đóng BHYT nhiều nhất và nhà nước không thể chi trả BHYT đúng với giá trị thực tế của giá trị y tế khám, chữa bệnh, dẫn đến chất lượng không bảo đảm. “Cho nên, giá viện phí, BHYT phải được đưa về giá trị thực, không áp đặt và không có sự chênh lệch với giá dịch vụ, tức là không thể chấp nhận tồn tại trong một cơ sở y tế mà 2 loại giá khác nhau, sau đó chúng ta lại thấy nó là một mầm mống rất dễ phát sinh việc phân biệt đối xử và việc không bảo đảm chất lượng, không công bằng”, bà Lan kiến nghị.

* Cùng ngày, QH cũng đã thảo luận tại tổ về các dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi và luật Viện KSND sửa đổi. Một trong những vấn đề được nhiều ĐB quan tâm là mô hình tổ chức của các cơ quan này. Đa số các ĐB đồng tình với việc thành lập tòa án sơ thẩm cấp khu vực nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc tổ chức tòa cấp huyện hiện nay. Trung tướng Trần Văn Độ, Phó chánh án TAND tối cao, cho biết hiện các tòa án cấp huyện tại các vùng miền núi mỗi năm chỉ giải quyết 20 vụ án các loại rất lãng phí về nhân lực vật lực. Do đó, theo tinh thần dự thảo luật, thì mỗi tòa sơ thẩm cấp khu vực được thành lập trên cơ sở “gộp” địa bàn của 2 - 3 tòa án huyện hiện nay.

Bảo Cầm - Thái Sơn - Trường Sơn

>> Không nên phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh BHYT
>> Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Còn khám chữa bệnh là còn sai sót
>> TP.HCM xem xét tăng giá 1.821 dịch vụ khám chữa bệnh
>> Tiếp tục khám, chữa bệnh cho người dân
>> Khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.