Yếu kém hay lợi ích cá nhân ?
Tình trạng bảo tồn di tích, di sản ở nước ta đang rất yếu kém. Nhiều di sản, di tích, danh lam thắng cảnh rất quý giá nhưng bị hư tổn do khâu quản lý. Mặc người dân, nhà nghiên cứu cứ lên tiếng, hết bài báo này đến bài báo nọ, các nhà quản lý vẫn cứ tỉnh bơ như không biết gì. Do yếu kém về kiến thức hay vì lợi ích cá nhân?
Thanh Long (huynhthien76@yahoo.com)
Vì lợi ích chung
Xã hội bây giờ có nhiều “nhà” lắm: nhà lịch sử, nhà văn hóa, nhà kiến trúc, nhà khảo cổ..., các “nhà” này luôn có rất nhiều ý kiến. Mà mỗi khi đưa ra ý kiến thì luôn bảo vệ quan điểm của mình nên nhiều cấp chính quyền cũng không biết đường nào mà đưa ra quyết định. Đất nước đổi mới, cần phải xây dựng, nhưng các “nhà” cứ mãi cãi nhau, người bảo giữ, kẻ bảo chả cần.
Hong Midori (hoahongyen@yahoo.com)
Tôn tạo di tích rất khó
Tôi thấy rất nhiều quan chức phát ngôn rất hay nhưng cách hành xử thì lại cứ đi ngược với cách phát ngôn. Di tích văn hóa là di sản ngàn đời cha ông để lại nên việc tôn tạo cần phải bảo vệ. Không cớ gì mà các nhà khảo cổ dùng các cây chổi nhỏ xíu để quét đất, dùng những cái bay nhỏ để đào... mà đó là cách để người ta giữ lại cái hồn của di tích, không làm hỏng các di vật được khai quật lên.
Đỗ Quang Đán (doquangdan@yahoo.com.vn)
Có lỗi với con cháu !
Theo tôi, một điều không thể không nói đến, là chính các cơ quan văn hóa cũng còn lơ mơ về các di sản của quốc gia. Nếu biết quy tụ các nhà văn hóa, sử gia và lắng nghe ý kiến họ thì đâu có cảnh tượng chùa chiền, các di tích lịch sử tồn tại hàng trăm năm mái phủ rêu phong lại mang trên mình những kiến trúc hiện đại. Tầm như thế, tư duy như thế, hỏi sao di tích, di sản của đất nước không bị mai một, biến dạng dần. Nếu không biết bảo tồn gìn giữ, là chúng ta có tội với các bậc tiền nhân, có lỗi với cả con cháu mai sau!
Nguyễn Văn (vanhaiduong@yahoo.com)
Đăng Khanh (Q.1, TP.HCM)
Phạm Quang Hà (Cam Lâm, Khánh Hòa) Thiên Long |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
Bình luận (0)