Trào ngược a xít
Một chất không xác định trong cà chua và các thực phẩm làm từ cà chua có thể gây chứng trào ngược a xít. Những người bị rối loạn tiêu hóa cũng không nên ăn cà chua. Nếu đang ăn thì hãy thử ngưng ăn khoảng 2 đến 3 tuần có thể sẽ khiến tình hình sức khỏe khả quan hơn, theo MSN.
tin liên quan
5 sự thật về bắp rang nhiều người chưa biếtBệnh phải uống thuốc loãng máu
Với những người có bệnh đang phải uống những loại thuốc làm loãng máu như Warfarin thì cần phải duy trì nồng độ vitamin K trong máu ở mức ổn định. Tăng vitamin K đột ngột có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Điều này có nghĩa là cần phải ăn rau ở mức độ phù hợp, tránh ăn quá nhiều vì phần lớn vitamin K trong khẩu phần ăn hằng ngày là từ rau. Với những loại rau giàu vitamin K như cải xoăn, rau bina, cải bẹ xanh thì chỉ nên ăn khoảng nửa chén mỗi ngày.
Sỏi thận
Một số người bị sỏi thận oxalat canxi, loại sỏi thận phổ biến nhất, có hàm lượng oxalate cao trong nước tiểu. Với bệnh nhân từng bị sỏi thận, hãy hạn chế ăn những thực phẩm giàu oxalate như rau bina, củ dền, theo MSN.
Gout
Bệnh gout cần cẩn trọng khi ăn quá nhiều măng tây. Măng tây có chứa nhiều một chất gọi là purine, có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất a xít uric. A xit uric quá nhiều sẽ khiến cơn đau gout thêm trầm trọng.
Việm đại tràng
Nếu bạn bị viêm đại tràng hoặc Crohn, loại bệnh viêm mạn tính của ruột, thì cần tránh hoặc giảm thiểu ăn bắp cải. Bắp cải tương tác với các vi khuẩn tự nhiên trong đường ruột có thể gây đầy hơi. Tương tự, người bị viêm đại tràng và Crohn hãy hạn chế ăn súp lơ, bông cải xanh nếu phát hiện các vấn đề về ruột, theo MSN.
Bình luận (0)