Đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị luật không nên bàn sâu về vấn đề cư trú tại các thành phố, đô thị trực thuộc T.Ư mà giao cho HĐND các TP đó có thẩm quyền quyết định về những điều kiện cư trú. Mặt khác, không nên quản lý dân cư theo hộ khẩu. Việc sử dụng hộ khẩu hiện nay như là một loại giấy phép rất lạc hậu và gây nhiều hệ lụy xã hội. ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị Chính phủ, Bộ Công an cần phải nghiên cứu tinh giảm giấy tờ thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký cư trú. “Chúng ta cần nghiên cứu lại cách quản lý, như hiện nay giấy tờ ghi chép, đi lại mất rất nhiều thời gian và hở một tí là phạt. Chúng tôi thấy có nghịch lý người trung thực thì dễ bị phạt còn kẻ gian manh thì lại không xử lý được”, ông Nghĩa nói.
Chúng tôi thấy có nghịch lý người trung thực thì dễ bị phạt còn kẻ gian manh thì lại không xử lý được |
||
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) |
||
Ngoài ra, ĐB Nguyễn Sơn (Hà Nội) - Phó chánh án TAND tối cao, cho rằng: “Dự án luật Cư trú chưa quy định rõ với người đăng ký tạm trú. Có không ít người nay đây mai đó, cả nơi thường trú, tạm trú đều không ở. Quy định về đối tượng này trong dự luật chưa rõ. Trong khi chúng tôi xử lý các trường hợp tội phạm là đối tượng này khá nhiều”.
Luật cần lại làm chậm
"Quốc hội cần nghiêm chỉnh về công tác làm luật", ý kiến này của ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐB khi thảo luận tại tổ hôm qua. Nhất là khi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH liên tục thay đổi, kéo dài và không đáp ứng được yêu cầu cuộc sống.
Tại phiên thảo luận, nhiều ĐB bày tỏ sự không đồng tình khi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 không đưa vào chương trình những sắc luật “sát sườn” với thực tế xã hội. Theo ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM), việc sửa đổi luật Kinh doanh bất động sản, luật Xây dựng, luật Nhà ở… chỉ sửa đổi, bổ sung một vài điều rất cấp thiết với tình hình hiện nay, nhưng vẫn bị dời lại đưa vào các kỳ họp sau. “Đáng lẽ những vấn đề cấp thiết mà sửa đổi ít thì có thể làm ngay trong một kỳ họp chứ không nên để rề rà kéo dài”, vị ĐB này cũng kiến nghị nếu không đủ thời gian thì QH cần quyết định kéo dài kỳ họp để làm cho xong.
|
ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng: Việc xây dựng luật, pháp lệnh rất tốn kém tiền của nhà nước, chúng ta nói chống lãng phí nhưng đây là biểu hiện của việc lãng phí lớn. Ủy ban TVQH cũng phải rút kinh nghiệm. Những luật mà thực tế cuộc sống đang rất cần, nhưng tại sao lại làm chậm phải có giải thích và quy trách nhiệm rõ ràng.
Tại tổ Hà Nội, ĐB Đỗ Kim Tuyến bày tỏ băn khoăn khi có 5 dự án luật rút ra khỏi chương trình năm 2013 mà không giải thích rõ vì sao, trong đó có những dự luật cần thiết như: luật Bảo hiểm y tế, luật Mặt trận… Nếu vì lý do quá trình xây dựng chậm thì phải nêu rõ vì sao chậm.
Trong khi đó, ĐB Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của QH, nhận định: “Thực tế, chất lượng soạn thảo luật chưa tốt, cơ quan chủ trì soạn thảo có tiếp thu nhưng không được nhiều. Ví dụ, dự luật Tiếp công dân, khâu chuẩn bị rất yếu. Chuẩn bị một dự luật về tiếp công dân mà cơ quan soạn thảo lại không xác định được đối tượng và phạm vi đến đâu, tiếp công dân mà không biết là ai tiếp và tiếp ai. Mặc dù rút kinh nghiệm nhiều từ khóa 12 nhưng đến nay khâu soạn thảo văn bản vẫn chưa tốt. Từ đầu đến cuối vẫn phải sửa từng dấu chấm, dấu phẩy…”.
Đại biểu đề nghị soạn thảo luật Biểu tình Tại phiên thảo luận tổ hôm qua, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) bày tỏ chương trình năm 2014 đã xác định sẽ ưu tiên đưa vào bàn bạc các dự án luật có liên quan đến quy định của Hiến pháp như luật Biểu tình và luật Trưng cầu ý dân, nhưng rồi tiếp tục lùi lại. “Đến nay đã hơn 20 năm nhưng chúng ta vẫn chưa thể ra được luật Biểu tình, năm ngoái Thủ tướng và một số ĐB đã đề xuất”. Theo ông Nghĩa, với quy định hiện nay theo Nghị định 38 (quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng) về tụ tập đông người là không phù hợp. Với các quy định tại nghị định này dễ đánh đồng việc tụ tập của người dân bức xúc vì mất đất đai do chính quyền làm sai với chuyện tụ tập gây rối mất trật tự. Do đó, ông Nghĩa đề nghị nên đưa dự án luật Biểu tình và luật Trưng cầu ý dân vào chương trình năm 2014. |
Thái Sơn - Tuyết Mai
Bình luận (0)