Không phải chuyện đùa

06/07/2015 05:37 GMT+7

Cần phải xử lý thật nặng những người gọi chọc phá các số điện thoại đường dây nóng, đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 5.7 đăng tin Bị phạt 5 triệu vì báo tin cháy giả .

Cần phải xử lý thật nặng những người gọi chọc phá các số điện thoại đường dây nóng, đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 5.7 đăng tin Bị phạt 5 triệu vì báo tin cháy giả.

Cần mạnh tay
Nhà nước phải có biện pháp mạnh tay hơn với những người này, ngoài việc phạt tiền thật nặng thì cũng cần áp dụng các biện pháp khác như tịch thu số máy gọi chọc phá, bắt buộc lao động công ích, kiểm điểm trước cơ quan, trước chính quyền địa phương, buộc phải đền bù tất cả những thiệt hại, những chi phí do phải điều xe, điều động lực lượng đến chỗ báo cháy giả...
Nếu tái phạm sẽ phải học tập bắt buộc tại trường giáo dưỡng một thời gian. Ở một số nước, nếu đùa giỡn với cảnh sát sẽ phải ngồi tù hoặc lao động công ích, rồi còn phải đeo một tấm bảng với nội dung “tôi là kẻ quấy rối” 1 tháng.
Bửu Sơn
(buixuantra@gmail.com)
Cần xử lý hình sự
Phạt tiền quá đơn giản và quá nhẹ. Theo tôi, nhà nước nên quy định các hành vi gọi điện thoại chọc phá như vậy cũng bị xử lý hình sự. Bởi đây là hành động phá hoại chứ không phải quấy rối thông thường, nó làm thiệt hại không chỉ đến nhà nước mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Nếu là trẻ con thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm nộp phạt và bồi thường thiệt hại thay cho con. Pháp luật VN chỉ phạt tiền thôi là quá nhẹ, chứ ở phương Tây thì ra tòa lãnh án tù là chắc chắn.
Nguyên Anh
(rorovn@gmail.com)
Phải bồi thường thiệt hại
Mỗi lần điều quân, điều xe như vậy rất tốn kém, không những thiệt hại về vật chất mà còn thiệt hại về tinh thần, niềm tin của người cảnh sát PCCC. Vì vậy, theo tôi cần phải quy những thiệt hại đó ra tiền và buộc người gọi điện chọc phá phải đền bù tất cả các chi phí đó, cho dù chỉ gọi một lần. Nếu gọi nhiều lần mới bị bắt thì cứ nhân lên mà bồi thường. Nếu không chịu bồi thường thì cứ kiện ra tòa. Cần phải mạnh tay với những đối tượng xem thường pháp luật như vậy.
Hoàng Long
(hunglongpr@gmail.com)
Ý thức quá kém
Những người hay gọi điện chọc phá nếu không phải cố tình phá rối thì cũng là do ý thức quá kém. Vì vậy, cơ quan chức năng cần trang bị các phương tiện kỹ thuật cao để xác định ngay người gọi và xử lý nghiêm khắc, bất kể là việc gọi phá đó có gây ra thiệt hại gì hay chưa. Nếu chưa xác định được người gọi thì một số máy gọi báo giả dù chỉ một lần, cơ quan chức năng cũng cần kết hợp với nhà mạng khóa ngay tài khoản số đó lại. Như vậy thì những đối tượng này mới không dám lờn luật.
Nguyễn Trọng Hòa
(hoanguyen325@gmail.com)
Không phải chuyện đùa
Nếu ai cũng chọc phá như vậy thì lỡ xảy ra cháy thật thì liệu rằng khi gọi có được cơ quan chức năng hoàn toàn tin tưởng hay không? Không hiểu những người này gọi điện chọc phá để làm gì, do ý thức quá kém hay vì động cơ phá hoại nào, cơ quan chức năng cần phải điều tra làm rõ.
Nguyễn Hữu Phúc
(huuphucdlao@gmail.com)
Phạm Công Thiên Đỉnh 
Đây là trò đùa quá nguy hiểm đến tài sản và tính mạng của nhiều người. Đề nghị các cơ quan chức năng phải xử lý hình sự hành vi này để răn đe những kẻ phá hoại.
Phạm Công Thiên Đỉnh
(Q.Phú Nhuận, TP.HCM)
 

Huy Duy Hiệu
Báo cháy giả là hành vi vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên chỉ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng là quá nhẹ, cần phải tăng tiền phạt lên thật nhiều lần mới được
Huy Duy Hiệu
 (Q.8, TP.HCM)
 
T.T - Hải Nam
(thực hiện)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.