TNO

Không quân Mỹ dùng ‘máy bay mồi’ đối phó phòng không của đối phương

02/07/2016 10:42 GMT+7

(Tin Nóng) Không lực Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 118 triệu USD mua các “máy bay mồi” MALD-J của hãng Raytheon, trang bị cho các máy bay chiến đấu và ném bom, theo UPI ngày 30.6.

(Tin Nóng) Không lực Mỹ vừa ký hợp đồng trị giá 118 triệu USD mua các “máy bay mồi” MALD-J của hãng Raytheon, trang bị cho các máy bay chiến đấu và ném bom, theo UPI ngày 30.6.

Một máy bay mồi MALD-J gắn dưới cánh một chiếc oanh tạc cơ B-52 - Ảnh: Không lực Mỹ

Các “máy bay mồi” này sẽ được giao xong vào 30.6.2020. Đây là lô hàng thứ 9 mà Raytheon giao cho Không lực Mỹ.

Tập đoàn Raytheon bắt đầu nghiên cứu phát triển “máy bay mồi” MALD-J từ 2003, và năm 2012 đã giao lô hàng đầu tiên cho Không lực Mỹ. Máy bay mồi thực chất là một tên lửa hành trình, nhưng trang bị các thiết bị tác chiến điện tử, mô phỏng nó như là máy bay thật. MALD-J còn có chức năng gây nhiễu radar.

Khi bay tiếp cận khu vực không phận được bảo vệ chặt chẽ, máy bay chiến đấu hoặc ném bom của Mỹ sẽ phóng MALD-J. Khi đó MALD-J sẽ phát ra các thông tin và dữ liệu cùng thông số radar của máy bay mẹ, khiến radar đối phương tưởng MALD-J là máy bay mẹ mà tập trung bám sát mục tiêu, đồng thời kích hoạt các vũ khí phòng không để nhắm bắn.

Đồ hoạ máy bay chiến đấu mang theo máy bay mồi và phóng đi để giả lập đó là máy bay mẹ

Việc phóng các máy bay mồi là rất quan trọng vì ngày nay đối phương giấu kỹ các hệ thống phòng không, và nhiều loại vũ khí phòng không như tên lửa S-400 của Nga được đặt trên các bệ phóng di động nên càng khó phát hiện để tiêu diệt, theo Business Insider. Khi các hệ thống này xuất đầu lộ diện để tấn công các máy bay mồi, các máy bay trinh sát sẽ nhận dạng và truyền thông tin cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom bay sau các chiếc MALD-J tấn công vô hiệu hoá các hệ thống phòng không của đối phương ở trên biển cũng như trên đất liền.

Máy bay mồi MALD-J của Raytheon chỉ nặng 136 kg, có tầm bay xa đến gần 1.000 km, giá khoảng 320.000 USD. Ngoài việc sẽ khiến các dàn tên lửa phòng không đối phương tiết lộ vị trí của mình và bắn lên khiến cạn kiệt nguồn đạn dược quý giá, MALD-J còn gây nhiễu đê làm tê liệt hệ thống phòng không đối phương.

UAV loại Gremlin đóng vai trò "máy bay mồi", theo gợi ý của DARPA

Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ thậm chí còn nghiên cứu các loại UAV có chức năng tương tự MALD-J gọi là Gremlin, lợi hại hơn MALD-J là có thể dùng lại được ít nhất 20 lần, giá khoảng 700.000 USD/chiếc.

Xem cách thức "máy bay mồi" MALD-J hoạt động (Nguồn: Raytheon):

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.