“Người giàu cũng khóc”
Khu đô thị (KĐT) Nam Đông Hà (P.Đông Lương, TP.Đông Hà, Quảng Trị) với những ngôi biệt thự san sát, đường phố rộng rãi, nhưng ít ai ngờ cư dân ở đây phải vật vã, kêu trời vì nước máy quá bẩn. Anh Phan Bình (ở đường Trương Hoàn) cho hay khi mới dọn về sinh sống, nước máy không có vấn đề gì, nhưng 2 năm trở lại đây thì "trở chứng", đặc biệt là vào mùa hè. “Cứ mở vòi, nước chảy ra có màu đục ngầu, có cặn lợn cợn màu vàng, nhìn thôi cũng nổi da gà”, anh Bình than vãn.
tin liên quan
Dân khát nước sạch, công trình tiền tỉ bỏ hoangCông trình nước sạch được đầu tư gần 6 tỉ đồng để cung cấp nước cho gần 300 hộ ở xã Bình Lãnh (H.Thăng Bình, Quảng Nam), nhưng chỉ mới đưa vào sử dụng được 3 tháng thì bỏ hoang.
Người dân ở KĐT không dám dùng nước này để nấu ăn, tắm giặt, mà phải mua nước bình về dùng hoặc “di tản” đến nhà người quen để vệ sinh, giặt giũ. Một số gia đình phải đầu tư hệ thống lọc nước ngay tại vòi, nhưng không thể đảm bảo chất lượng 100%. “Đầu tư hệ thống lọc khá tốn kém vì mỗi lần thay lõi lọc tốn cả triệu bạc mà chỉ 2 tuần là phải thay 1 lần vì nước quá bẩn. Nước bẩn ảnh hưởng đến sinh hoạt một phần nhưng còn nỗi lo về sức khỏe nữa”, anh Trần Bình Trọng, một cư dân ở KĐT, cho biết.
Ông Phạm Hồng Thanh, Trưởng KP.1 (P.Đông Lương), cho biết có 250 hộ bị ảnh hưởng nặng nề vì nước đục. Theo ông Thanh, suốt 2 năm qua nhiều người đã gọi điện, viết đơn kiến nghị lên Xí nghiệp nước TP.Đông Hà, Công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị… nhưng không ai quan tâm. “Đề nghị các cơ quan chức năng hãy vào cuộc để chúng tôi có nước sạch để dùng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe”, ông Thanh nói.
tin liên quan
Sawaco khẳng định chất lượng nước máy TP.HCM an toànTổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) cho biết vừa qua một số phương tiện truyền thông đưa tin việc UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ việc sử dụng các loại ống gang nguồn gốc từ các công ty Trung Quốc có ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hay không theo đơn thư của ông Trương Văn Hải, nguyên cán bộ Sawaco.
Lỗi do... đường ống nước ?
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, ông Nguyễn Hoạt, Giám đốc Xí nghiệp nước TP.Đông Hà, cho biết đã nhận được phản ảnh, bức xúc của người dân. “Nguyên nhân làm nước đục là tuyến đường ống dẫn nước quanh KĐT này xuống cấp vì chất lượng kém. Xí nghiệp vẫn thường xuyên cho anh em đi xả cặn đường ống nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời, về lâu dài phải thay mới nhưng hiện vẫn đang có chút vướng mắc...”, ông Hoạt giải thích.
Ông Lê Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH MTV cấp nước và xây dựng Quảng Trị (gọi tắt là công ty nước), thì khẳng định: “Nước đầu vào của chúng tôi là nước sạch, nhưng khi qua đường ống đến nhà dân thì bị đục. Hệ thống đường ống này vẫn đang là tài sản của Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Quảng Trị”.
Cũng theo ông Tư, cách đây 10 năm, khi đầu tư dự án KĐT, Trung tâm phát triển quỹ đất sử dụng vốn nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống ống dẫn nước. Sau đó, trung tâm nhượng quyền khai thác lại cho công ty, còn tài sản vẫn là của họ. “Khi người dân kêu, chúng tôi đã 2 lần ra văn bản yêu cầu trung tâm cho chúng tôi được thay hệ thống đường ống, bằng vốn của công ty. Văn bản cuối cùng vào tháng 12.2016, nhưng họ vẫn không trả lời”, ông Tư cho hay.
Trong khi đó, ông Phan Đăng Hải, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất, cho biết cách đây 10 năm KĐT Nam Đông Hà chỉ sử dụng ống nước bằng sắt tráng kẽm chứ chưa phổ biến ống nhựa HDPE như ngày nay. Quá trình thiết kế, thẩm định đều được các cơ quan ban ngành liên quan đồng ý. Lý giải về việc chưa bàn giao hệ thống đường ống nước cho công ty nước, ông Hải nói: “Cái này có yếu tố lịch sử, qua nhiều thời kỳ. Thời điểm khi thi công xong, chúng tôi xin bàn giao nhưng phía công ty nước chỉ nhận quản lý vận hành vì chưa có quyết toán công trình. Mãi đến năm 2015 khi đã có quyết toán công trình, chúng tôi đề nghị bàn giao thì công ty nước nói họ đang cổ phần hóa nên phải chờ đưa vấn đề này ra bàn tại đại hội cổ đông vào cuối năm 2016, vì việc bàn giao này được xem là việc góp một phần vốn nhà nước vào công ty. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nghe diễn biến gì thêm”.
tin liên quan
Nắng nóng hơn 40 độ C, nhốn nháo vì mất nước sinh hoạtThời tiết nắng nóng hơn 40 độ C lại bị mất nước sinh hoạt, khiến cuộc sống của không ít hộ dân ở Hà Nội bị đảo lộn.
Trong khi các đơn vị này tranh cãi về tính pháp lý, đùn đẩy việc giao nhận hệ thống ống nước thì hàng trăm hộ dân ở KĐT Nam Đông Hà vẫn khổ sở vì không có nước sạch để dùng.
Bình luận (0)