Khu vườn thần thoai

08/11/2015 14:19 GMT+7

(TNTS) Nếu đến kinh đô ánh sáng Paris vào thời điểm này, hãy đến Quảng trường Place Vendôme - nơi hãng trang sức Chaumet “trị vì”. Bởi ngay tại đây đang diễn ra một cuộc triển lãm điểm lại những danh tác xuyên suốt lịch sử hơn 230 năm của hãng Chaumet.

(TNTS) Nếu đến kinh đô ánh sáng Paris vào thời điểm này, hãy đến Quảng trường Place Vendôme - nơi hãng trang sức Chaumet “trị vì”. Bởi ngay tại đây đang diễn ra một cuộc triển lãm điểm lại những danh tác xuyên suốt lịch sử hơn 230 năm của hãng Chaumet. 

Người sáng lập Chaumet - Marie-Etienne Nitot từng là nhà cung cấp trang sức cho ông hoàng Napoléon Bonaparte, nhưng đó cũng chỉ là một trong rất nhiều điều để nói về Chaumet. Hãy bước chân vào Promenade Bucolique để được một lần chìm đắm trong thế giới thiên nhiên, để được dạo chơi giữa thiên đàng. 
Con ong xa xỉ
Chaumet Jardins - khu vườn thần thoại như cái tên của bộ sưu tập mới nhất mà hãng Chaumet giới thiệu nhân sự kiện này khiến các nhà phê bình quyết định không dùng mỹ từ nào nữa để nói về nó. Và nữ hoàng của khu vườn ấy đã “ngự trị” từ khi Chaumet thành lập - con ong. Chiếc nhẫn Abeille Toi & moi (em và tôi) là “nụ hôn” của 2 con ong, một bằng ngọc hồng lựu ánh cam sặc sỡ 5.24 carat, một bằng đá tourmalin chói chang ánh xanh 3.87 carat với 4 chiếc cánh được làm từ những viên kim cương có đường cắt hoàn hảo. Rồi mặt dây chuyền Abeille cũng là câu chuyện 2 con ong, được “kể” bằng vàng, vàng trắng, đá peridot 5.73 carat, ngọc hồng lựu 4.56 carat, kim cương, saphire… và có thể chuyển thành một chiếc ghim gài áo nếu muốn.
Chiếc nhẫn mà ai cũng muốn đeo thử một lần bởi nó là kết tinh của tinh túy đất trời và tài hoa con người. Viên ngọc hồng lựu hình quả lê 5.24 carat nổi bật giữa một “rừng” kim cương, saphire, ngọc hồng lựu loại nhỏ, khiến con côn trùng nhỏ bé ấy trở nên đắt giá nhất trong thế giới loài ong.
Épi de Blé
Khu vườn thần thoai 2
Một trong hai bộ sưu tập mà Chaumet tạo ra để dành riêng cho triển lãm này mang tên Épi de Blé như một lời tri ân quá khứ. Bộ sưu tập này vẽ nên những chiếc lá lúa mì bằng kim cương trên chiếc nhẫn kiểu cuộn và trên chiếc ghim gài cổ áo, gợi nhớ đến hình ảnh con châu chấu đậu trên một bó lúa mì đã đi vào lịch sử của hãng từ thập niên 1890.
Vương miện 204 năm
Khu vườn thần thoai 3
Cuộc hôn nhân thứ 2 của Hoàng đế Napoléon Bonaparte khép lại cay đắng ngay sau khi Napoléon thất bại trong cuộc chiến Liên minh thứ 6 nhưng tới cuộc triển lãm Promenade Bucolique này nó lại được “mở ra”. Là chứng nhân lịch sử, chiếc vương miện có hình dáng một bó lúa mì khiến người đến xem không thể không run rẩy trước hành trình 204 năm của nó. Công chúa nước Áo Marie-Louise, người vợ thứ 2 của ông hoàng mạnh mẽ trên chiến trường nhưng yếu đuối chốn phòng the, đã đích thân đặt hàng Marie-Etienne Nitot làm cho mình biểu tượng này. 150 “nhánh” lúa mì (biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở) hợp kim được đính đầy kim cương đã dựng nên siêu phẩm có tên Crown Jewels biểu trưng cho “cánh tay quyền lực” của cái đẹp hiện đại vươn khắp vương triều Pháp.
Nhưng câu chuyện Crown Jewels khiến người ta nhắc nhiều hơn về người vợ đầu của ông hoàng này. Huyền thoại Joséphine de Beauharnais - đóa hồng trong các bức thư tình ông gửi về từ mặt trận và người đàn bà mà ông ruồng bỏ chính là người đã “nâng” chiếc vương miện tân cổ điển thành biểu tượng thời trang khi lăng xê các mô típ chủ nghĩa tự nhiên, trong đó có hình ảnh những bó lúa mì.
Trâm cài tóc nữ vương
Khu vườn thần thoai 4
Chaumet không thể xa rời nước Pháp. Những bậc quyền thế của châu Âu xuất thân từ nước Pháp luôn là nguồn cảm hứng cho những thiết kế bậc thầy của hãng này. Và Mary, nữ vương xứ Scotland, thường được gọi là Mary Stuart, đã in dấu ấn với hình ảnh đội chiếc mũ chữ V trong bức chân dung của mình và “ảnh hưởng” đến Chaumet. Ra đời khoảng năm 1910, chiếc trâm cài tóc là sự kết hợp đỉnh cao của những tuyệt tác thiên nhiên: những hạt ngọc trai quý, những viên đá hiếm và những chiếc lông trắng muốt của chim ưng biển.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.