Chỉ cần một đêm ra khơi là sáng hôm sau đã thấy những thúng cá cơm tấp nập đậu dọc theo chiều dài của bờ cát ven biển. Tuy giá trị kinh tế của cá cơm không sánh bằng với những chủng loại cá khác nhưng ở một góc độ nào đó, cá cơm cũng đem đến một khoản thu nhập kha khá hứa hẹn một năm ăn nên làm ra của những ngư dân không có tàu bè công suất lớn để vươn ra khơi xa.
tin liên quan
Hao cơm niêu cá vặt kho nghệGiữa vô vàn món ngon của tuổi thơ, niêu cá kho vặt của mẹ gửi xuống chiều nay như gói gọn mảnh hồn sông quê, nơi một thời gắn bó với những đứa con xa quê.
Để có được nồi cá cơm thơm ngon mặn mà, trước hết phải chọn được những con cá cơm than còn tươi. Một trong những mẹo nhỏ giúp nhận biết cá còn tươi hay không là nhìn vào đường vân dọc theo mình cá: đường vân phải lấp lánh, sờ tay vào thấy mướt.
Khi rửa cá, cần phải nhẹ nhàng không được xóc mạnh để tránh làm thịt cá mềm nát, không ngon. Rửa xong để cá ráo hết nước rồi cho vào nồi đất (chỉ có nồi đất mới giữ được hương vị của cá). Gia vị kho cá cơm cần phải có là dầu phộng, bột ngọt, muối, tiêu, nước màu và đặc biệt không thể thiếu những quả ớt to dầm muối.
Tất cả trộn đều với cá rồi để ngấm ít nhất hơn canh giờ (ướp càng lâu cá càng cứng, ăn càng ngon). Khi kho cho một ít xì dầu vào và tuyệt đối không đổ nước lạnh (vì khi ướp, cá đã tự ra nước), vặn nhỏ lửa để cá thấm dần, chín đều, săn thơm.
Ăn cháo với cá cơm than kho khô có hai cách: một là cho cá trực tiếp vào tô cháo, hai là cho cá vào một đĩa riêng mà từ từ ăn với cháo. Ăn cháo phải ăn nóng mới ngon. Tô cháo nóng bốc hơi quyện vào những con cá cơm săn chắc, thấm thía, mặn mòi như cái tình của dân chài miền biển.
Bình luận (0)