Theo IMF, có 2 yếu tố cơ bản dẫn tới sự phát triển chưa từng có của TTCK Việt Nam năm 2006. Thứ nhất, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được đánh giá khả quan và việc Việt Nam trở thành thành viên WTO đã thu hút vốn đầu tư gián tiếp (ĐTGT) nước ngoài tăng mạnh từ tháng 11.2006 và tiếp tục tăng trong thời gian tới nếu cơ hội đầu tư tại Việt Nam tăng lên. Thứ hai, cầu chứng khoán mạnh đã dẫn đến cổ phiếu (CP) bị định giá quá cao trong bối cảnh cung chứng khoán mới phát hành bị hạn chế. Một số yếu tố cơ bản khác có lẽ đã góp phần làm tăng mạnh định giá chứng khoán như: tốc độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu nhanh; những lợi ích hiệu quả thu được từ tự do hóa thương mại, cải cách thị trường sau khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tính minh bạch được cải thiện với việc bắt đầu áp dụng chế độ báo cáo tài chính của nhiều công ty.
Theo ước tính của IMF chỉ số giá/lợi nhuận (P/E) trung bình của 20 công ty lớn nhất (chiếm 99% lượng vốn hóa của thị trường) niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM là khoảng 73 tính đến tháng 1.2007. Theo đánh giá của IMF, việc xuất hiện những đợt tăng giá chứng khoán nhanh và tăng hệ số P/E là hiện tượng phổ biến trên thị trường mới nổi đang phát triển nhanh nhưng hệ số này là rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác: năm 2006, Ấn Độ 20,4; Trung Quốc 15,4; trung bình của thế giới là 16,2.
Đánh giá về những rủi ro liên quan đến bùng nổ TTCK, IMF nhận định: việc cho vay mua chứng khoán của ngân hàng thương mại (NHTM) không được kiểm tra và luồng vốn ĐTGT ngày càng tăng tiếp tục làm bùng nổ TTCK làm tăng rủi ro liên quan đến TTCK của NHTM và tăng khả năng TTCK có sự điều chỉnh lớn trong thời gian tới. Sự điều chỉnh có thể sẽ đe dọa đến khả năng thanh khoản của các NHTM thiếu vốn. Thậm chí, nếu NHTM đã tích lũy rủi ro liên quan đến TTCK đủ lớn thì nguy cơ rất lớn. IMF cũng đưa ra nhận xét: hiện tại, luồng vốn ĐTGT đổ vào làm cán cân thanh toán thặng dư lớn nhưng cán cân vãng lai có thể trở lại trạng thái thâm hụt lớn trong thời gian tới khi nhu cầu nhập khẩu tăng do giảm thuế nhập khẩu sau khi gia nhập WTO. Thêm vào đó, khi giá chứng khoán tiếp tục ở xu thế tăng trong một thời gian tương đối dài thì luồng vốn chảy vào lớn có thể gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Theo IMF, tính đến tháng 1.2007, chỉ số P/E trung bình của 20 công ty lớn nhất niêm yết trên TTGDCK TP.HCM là khoảng 73, rất cao so với hầu hết các chuẩn mực thị trường khác. Về vấn đề này, ông Bùi Việt - Giám đốc Công ty chứng khoán Đông Á cho rằng: "P/E không hẳn là chỉ số quan trọng. Khi quyết định mua một loại cổ phiếu (CP), các NĐT còn kỳ vọng vào một số yếu tố khác. Chẳng hạn, NĐT chấp nhận mua CP SJC (Công ty cổ phần đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà - PV) ở mức cao vì kỳ vọng 1 CP được thêm 3 CP mới; NĐT chấp nhận mua CP Eximbank (Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam) với giá cao gấp hơn 10 lần khi ngân hàng quyết định chia cổ tức và phân phối giá trị thặng dư bằng cổ phiếu là 56%, tức 1 NĐT sở hữu 100 CP sẽ có thêm 56 CP...". T.Xuân |
IMF khuyến cáo: để hạn chế những rủi ro phát sinh do bùng nổ TTCK, các nhà chức trách cần phải thắt chặt hơn nữa những biện pháp duy trì an toàn, đặc biệt là nên chuyển theo hướng tập trung vào quản lý rủi ro liên quan đến TTCK đối với các NHTM. Về nguyên tắc, chỉ những NHTM có cơ chế quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng tốt, có cán bộ được đào tạo tốt mới được cấp phép tín dụng để mua chứng khoán hoặc chấp nhận những rủi ro khác liên quan đến TTCK. IMF cũng đặc biệt lưu ý Chính phủ Việt Nam cần đặc biệt lưu ý duy trì tiêu chuẩn niêm yết nghiêm ngặt để đảm bảo tất cả các công ty niêm yết phải đạt yêu cầu về công bố thông tin phù hợp với những chuẩn mực quốc tế và tăng cường tính an toàn, xử phạt các giao dịch nội gián.
Kết quả giao dịch tại TTGDCK Hà Nội ngày 1.3.2007
Giá giao dịch/tăng-giảm Đvt: (ngàn đồng/CK)
|
HASTC-Index: 424,68 (-5,66)
Kết quả giao dịch tại TTGDCK TP.HCM ngày 1.3.2007
Giá giao dịch/tăng-giảm Đvt: (ngàn đồng/CK)
|
VNIndex: 1123,07 (-14,62)
Hoàng Ly
Bình luận (0)