• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Khuyến khích con tự lập

02/09/2015 10:14 GMT+7

Nếu bạn sợ con mình khi mười tám đôi mươi vẫn cứ “bám váy mẹ” không rời, hãy mạnh dạn “thả” con từ bây giờ.

Bài: Thùy Dung

 

Tuy vậy, “thả” con theo cách nào để con không cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn hay thiếu thốn sự quan tâm và tình yêu thương của cha mẹ?

1. Khuyến khích tự lập, không bỏ mặc

 

Huong Giang 5 - low

 

Tự lập nên được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là trẻ tự làm một mình những việc trong khả năng. Đầu tiên, hãy xác định ở tuổi con của bạn, chúng có thể tự làm được những việc gì rồi hướng dẫn từng bước rồi tăng dần khoảng cách giữa bạn và con. Nếu ngay từ những buổi đầu tiên “tập tự lập” mà bạn đã bỏ ra khỏi phòng thì chúng sẽ có cảm giác bị bỏ rơi hay không được quan tâm. Khi con cần hỗ trợ, hãy gợi ý cho con cách nhờ cha mẹ giúp hoặc hỏi trẻ nên làm thế nào?

 

2. Nói không với những đòi hỏi vô lý

Ngay từ khi 2 - 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu quan sát và so sánh. Một bà mẹ rất ngạc nhiên khi cậu con trai 3 tuổi nói rằng “Mẹ mua cho con Ipad giống như em Mun nhà dì Thơm nha mẹ!”. Với những đòi hỏi vô lý của trẻ, cách đơn giản nhất là trả lời không một cách rõ ràng theo nghĩa không được, không thể. Ban đầu trẻ sẽ phản ứng gay gắt nhưng chúng sẽ học được rằng không phải tất cả những mong muốn của mình sẽ đều được cha mẹ đáp ứng.

 

3. Trì hoãn những mong muốn

“Khi con gái đi siêu thị cùng tôi, cháu sẽ cầm hết món đồ chơi này đến gói bánh kẹo khác bỏ vào giỏ của mẹ. Tùy từng trường hợp mà tôi sẽ giải thích với con có thể mua hay không mua món đồ đó: Kẹo sing gôm nhà mình còn, khi nào hết sẽ mua con nhé! Hôm nay mình đã mua sô cô la rồi, thì không mua rau câu nữa. Con chỉ được chọn một trong hai thứ, con muốn mua kẹo dẻo hay kẹo quả trứng? Những lần đầu, con tôi rất khó chịu, có khi còn mè nheo nhưng với sự kiên quyết của mẹ, cháu dần dần đã tự biết kiềm chế những mong muốn.”, chị Thu Vân, mẹ của bé Moon chia sẻ.

 

Ngay khi con vừa chập chững những bước đi đầu tiên, hãy khuyến khích chúng tự làm lấy mọi việc.

4. Có những công cụ hỗ trợ

Anh Minh Toàn, phụ huynh của hai con trai 5 tuổi và 8 tuổi cho biết: “Chúng tôi muốn con tự lập nhưng phải được an toàn. Vậy nên khi con ăn dặm, chúng tôi cho con dùng thìa, muỗng, chén dĩa đều bằng nhựa dễ chùi rửa. Khi tập cho con tự rửa tay, đánh răng và đi vệ sinh chúng tôi lắp thêm bồn rửa, bồn cầu nhỏ vừa tầm với con. Khuyến khích con tự dọn dẹp đồ chơi, chúng tôi có những hộc đựng đồ dán nhãn bằng hình ảnh: hộc cất xe hơi, hộc cất đồ chơi lắp ghép... Ban đầu con chưa tự làm một mình, chúng tôi rủ con làm cùng rồi khen ngợi. Khi con quen rồi thì cha mẹ chỉ kiểm tra và góp ý nhẹ nhàng”.

 

5. Đánh giá dựa trên sự cố gắng

 

shutterstock 177006683

 

Chúng ta khi bắt đầu làm việc gì mới cũng lúng túng và đôi khi kết quả không hoàn hảo. Trẻ con càng cần nhiều thời gian hơn để có thể thành thạo việc gì đó. Vì vậy, khi con rửa bát chưa sạch, con buộc dây giày quá lâu hay mặc quần ngược, hãy nhìn vào sự cố gắng của con để khích lệ chúng. Đừng “phủi đầu” con bằng những lời than thở, chê trách kiểu như “Mẹ đã bảo con làm không được rồi mà”. Những lời đánh giá chỉ nhìn vào kết quả thường không mang lại giá trị tích cực và ngay lập tức dập tắt ý muốn tự lập của trẻ.

 

6. Khuyến khích tiết kiệm hoặc tự kiếm tiền

Chị Thủy Lan đã cho con trai 15 tuổi đi làm thêm từ mùa hè năm cháu học lớp 7. Chị cho biết “Trước đó, con trai tôi xin bố mẹ mua cho một chiếc máy tính vì trước giờ con vẫn dùng chung máy tính với bố mẹ. Vì thấy máy tính chưa thật sự cần thiết nên tôi đã tìm cách trì hoãn và cũng muốn cháu hiểu giá trị của tiền bạc nên nói rằng hiện nhà mình chưa đủ tiền để mua thêm một chiếc máy tính. Nhưng cháu có thể đi làm thêm để góp cho đủ tiền. Thấy nhà người chú quen biết cần người phụ bán hàng, cháu đã xin đi làm. Sau hai mùa hè, cháu đã để dành được gần 10 triệu từ tiền làm thêm, tiền tiết kiệm, tiền mừng tuổi và chúng tôi đã cho thêm để cháu mua được một chiếc máy tính”.

 

 

Top
Top