Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi đến các trường ĐH, học viện về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong đào tạo các ngành du lịch để đáp ứng yêu cầu nhân lực hội nhập quốc tế giai đoạn 2017-2020.
Các ngành được áp dụng cơ chế đặc thù này gồm: du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống và các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch chưa có trong danh mục giáo dục đào tạo cấp IV vừa được công bố.
Theo đó, ngành du lịch sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên trong đào tạo hơn các ngành khác. Cụ thể là khuyến khích thực hiện hình thức đào tạo văn bằng thứ hai ngành du lịch, được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô đối với các ngành đào tạo về du lịch, mở rộng chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 trình độ ĐH của các ngành này...
Đặc biệt là sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác được khuyến khích chuyển sang học văn bằng thứ hai các ngành du lịch tại các cơ sở đào tạo du lịch. Chỉ tiêu và điều kiện tiếp nhận do thủ trưởng các cơ sở đào tạo ĐH quy định theo hướng phù hợp với thị trường lao động và sự tự nguyện của người học.
tin liên quan
Khuyến khích học văn bằng 2 ngành du lịchNgày 20.10, Bộ GD-ĐT đã gửi đến các trường ĐH, học viện thông báo các ngành về du lịch sẽ được áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù ở trình độ ĐH để đáp ứng yêu cầu nhân lực hội nhập quốc tế giai đoạn 2017 - 2020.
Trước thông tin này, đại diện trường ĐH và doanh nghiệp bày tỏ quan điểm khác nhau.
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết đây là thông tin đáng mừng vì đến thời điểm này du lịch đã có một mã ngành đào tạo riêng ở bậc ĐH. Trường đã nhiều lần có ý kiến về việc cần thiết có mã ngành riêng về du lịch vì trước giờ ngành này được đào tạo tại các trường ĐH nhưng không có mã ngành riêng.
Cũng theo ông Tùng, văn bản này cho phép các trường đào tạo ngành du lịch bậc ĐH có rất nhiều cơ chế đặc thù như: đào tạo liên thông, văn bằng 2, tự chủ xác định chỉ tiêu… Thực tế có nhiều người làm du lịch kiểu tay ngang sau khi chỉ qua 1-2 khóa đào tạo ngắn hạn, nhiều người hành nghề mà chưa có thẻ hành nghề. Vì vậy, đào tạo văn bằng 2 sẽ là hướng đi tốt giải quyết nhu cầu người học ngành khác có đam mê và năng lực làm du lịch được đào tạo bài bản hơn.
Tuy nhiên ông Tùng cho rằng: “Dù văn bằng 2 hay liên thông, các trường tuyển sinh và đào tạo ngành này cần đảo bảm điều kiện căn bản để đảm bảo chất lượng người học. Đào tạo phải gắn với trách nhiệm xã hội, nếu chất lượng không đồng bộ có thể dẫn đến tác dụng ngược. Vì vậy, nhất thiết phải đảm bảo điều kiện đầu vào, quá trình đào tạo và đặc biệt là đầu ra”.
Là người sử dụng lao động trong lĩnh vực du lịch lâu năm, ông Trương Quốc Phương, Giám đốc Công ty Travelon nói: “Khác với các ngành nghề khác, du lịch có những đòi hỏi riêng với người lao động làm việc trong lĩnh vực này như: tri thức, kỹ năng và động cơ theo đuổi công việc. Chẳng hạn, một hướng dẫn viên cần có những kỹ năng đặc thù về giao tiếp và ứng xử. Do vậy, bản thân sinh viên đã tốt nghiệp ĐH các ngành khác được khuyến khích chuyển sang ngành du lịch sẽ phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng”.
Cũng theo ông Phương, thực tế việc đào tạo văn bằng 2 với những người đã tốt nghiệp ĐH về du lịch có thể xem là một quá trình chuyển đổi đào tạo nghề. Do vậy, ở giai đoạn này đòi hỏi chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực hành cao chứ không chỉ dạy lý thuyết đơn thuần.
Bình luận (0)