Kì thi tuyển sinh ĐH có triệt tiêu tư duy phê phán của sinh viên Việt Nam?

06/10/2012 09:34 GMT+7

Mỗi khi hè đến, học sinh cuối cấp phổ thông trung học ở các nước châu Á lại đau đầu vì kì thi tuyển sinh đại học. Từ điểm thi cao có thể suy diễn ra nhiều thứ khác, như nỗ lực học hành của bản thân học sinh, sự thông minh, chiến lược học tập, kết quả học tập, năng lực và nỗ lực của giáo viên, cam kết, nỗ lực cũng như cơ sở vật chất của nhà trường.

Người ta thường chỉ trích các kì thi, đặc biệt là các kì thi mang tính chất quyết định như kì thi tuyển sinh đại học, là nguyên nhân chủ yếu suy yếu khả năng tư duy phê phán của sinh viên Việt Nam. Từ những gì tôi đọc được, báo chí địa phương thường mô tả kì thi này như một “con quái vật đã giết chết tư duy phê phán của học sinh”, “làm triệt tiêu động lực đào sâu học hỏi của học sinh” và “bắt học sinh ghi nhớ kiến thức hơn là phát kiến những điều mới mới bằng cách liên kết những điều đã biết với nhau”. Hơn nữa, một số báo cáo đã mô tả các lớp học ở cấp phổ thông là “nơi luyện thi các đề thi cũ” và “dạy những kiến thức đã được kiểm tra”. Họ cho rằng những phương pháp dạy để thi trên lớp, thường bị cho là tiêu cực, là kết quả của những kì thi quyết định. Cuối cùng, những chuyên gia khác khẳng định rằng “chúng ta đã lãng phí rất nhiều thời gian và nguồn lực cho việc dạy dỗ và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh đại học” bởi vì học sinh sẽ không  sử dụng lại một số kiến thức này trong tương lai. Một trong số những lời chỉ trích phổ biến nhất là việc liên hệ giữa kì thi tuyển sinh đại học với tư duy phê phán yếu của học sinh. Tóm lại, các phương tiện thông tin đại chúng đã mô tả  kì thi tuyển sinh đại học như là một sự can thiệp tiêu cực và không cần thiết vào hệ thống giáo dục. Do đó, có thể tranh luận rằng rất nhiều vấn đề liên quan tới sự yếu kém của học sinh trong tư duy phê phán có thể được giải quyết nếu hệ thống thi cử đầy áp lực kia bị loại bỏ.

Tuy nhiên, nhấn mạnh và đổ lỗi cho những hệ quả tiêu cực của hệ thống thi cử truyền thống ở những nước như Việt Nam là sự lựa chọn “rẻ, thuận tiện và an toàn”.

 

Xây dựng phương pháp học cùng RMIT

Learning Masters là chuyên mục xuất hiện trên Vietweek, tuần báo tiếng Anh của Thanh Niên, vào đầu tháng. Chuyên mục này mang đến những kiến thức hữu ích về phương pháp học tập.

Chuyên mục này do các chuyên gia thuộc phòng Kỹ năng Học Thuật, Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, phụ trách

Độc giả có thể đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến theo địa chỉ email: learningmatters@thanhniennews.com

“Sự lựa chọn rẻ” ám chỉ rằng rất ít bằng chứng thực nghiệm được đưa ra để đi đến kết luận như vậy. Nhà báo thường xuyên nhắc tới những ảnh hưởng tiêu cực đó như là một sự thật. Một nghiên cứu so sánh đơn giản có thể cho thấy sẽ là không hợp lý nếu giả thuyết rằng một bài thi có thể triệt tiêu sự phát triển kĩ năng tư duy phê phán của học sinh. Sau đây là một số sự thật đơn giản. Việt Nam không phải là quốc gia châu Á duy nhất xét tuyển đại học thông qua điểm thi đại học. Các quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, và Hàn Quốc, vốn nổi tiếng về năng lực cải tiến công nghệ, có một hệ thống tuyển sinh đại học cạnh tranh hơn nhiều. Hãy lấy Nhật Bản làm ví dụ. Hệ thông thi của Nhật Bản có nhiều điểm chung với Việt Nam: phương pháp dạy để thi ở các lớp cuối cấp trung học, sự tăng lên nhanh chóng của các lớp gia sư nhằm giúp học sinh đạt điểm cao hơn, ngày càng nhiều các nhà xuất bản đầu tư vào các sách tham khảo luyện thi đại học và sự gia tăng áp lực và sự suy yếu về động lực học của sinh viên. Do đó, thật thiếu thuyết phục khi đổ lỗi kì thi tuyển sinh đại học quốc gia cho sự yếu kém trong tư duy của học sinh sau khi tốt nghiệp.

“Đáp án thuận tiện” ám chỉ thực tế rằng những đối tượng liên quan thực sự thường không được nhắc đến trong các cuộc tranh luận. Nói cách khác, các cuộc tranh luận này không chỉ ra vấn đề thực sự mà đơn giản hóa sự phức tạp của vấn đề mà vội đi đến một đáp án thuận tiện và dễ chấp nhận. Vậy, vấn đề thực sự là gì? Sẽ là không thực tế khi mong đợi một câu trả lời đơn giản cho vấn đề này trong phạm vi diễn đàn này, nhưng có một điều mà những cuộc tranh luận trước đây đã bỏ sót đó là nội dung của bài thi (không phải hệ thống thi cử). Một trong những vấn đề căn bản ở đây là sự thiếu thống nhất giữa khung chương trình giảng dạy và đề thi. Nói cách khác, mối quan hệ giữa những gì được dạy (hay cần được dạy) và những gì được kiểm tra (hay nên được kiểm tra).

Đầu tiên, đó là vấn đề về phân bố quyền lực. Ai là người thực sự nắm giữa hệ thống giáo dục, giáo viên và học sinh nên theo ai. Đây không phải là vấn đề mới. Sự thiếu thống nhất giữa chương trình giảng dạy và đề thi xảy ra ở tất cả mọi nơi theo một khía cạnh nào đó. Giải quyết vấn đề này thực không dễ chút nào. Nó cần sự hỗ trợ thống nhất từ các Bộ Giáo Dục của các nước đối với hệ thống thi cử, cùng với sự giao tiếp thường xuyên và hiệu quả giữa cơ quan lập chương trình giảng dạy và cơ quan đánh giá. Thứ hai, nếu có được sự thống nhất giữa chương trình học và phương pháp đánh giá, thì sẽ không có gì sai trong việc dạy để thi, bởi vì điều đo co nghĩa là dạy theo chương trinh và chuẩn bị cho sinh viên những kĩ năng cần thiết cho công việc tương lai. Nói cách khác, vấn đề là sự liên kết giữa kiến thức và kĩ năng trong công việc, chương trình học và đánh giá.

“Đáp án an toàn” ám chỉ “ý tưởng chủ đạo” được các đối tượng liên quan (nhà trường, phụ huynh và học sinh) chấp nhận nhưng không thể đưa ra được giải pháp dựa trên hành động nào nên được thực hiện. Điều kì lạ là sau bao nhiêu năm tranh luận về những hệ quả tiêu cực của kì thi tuyển sinh đại học, chỉ có  một số thay đổi trong quản lý kì thi này. Đây là một “đáp án an toàn” vì tất cả các đối tượng liên quan trong hệ thống chấp nhận đáp án này một các dễ dàng và có thể dễ dàng tìm ra lý do cho việc không làm gì cả để thay đổi tình hình. Có vẻ như đây là một cách thể hiện của các đối tượng liên quan trong trò chơi này. Một mặt, nhà báo phỏng vấn các chuyên gia giáo dục vào thời gian này hàng năm, và các chuyên gia bày tỏ mối quan ngại về sự liên kết giữa các bài thi và việc học sinh thiếu tư duy phê phán. Mặt khác, giáo viên ở các trường phổ thông tiếp tục dạy để thi và học sinh tiếp tục học để thi.

Hãy quay lại với câu hỏi ở tiêu đề của bài báo này. Câu trả lời là “Không”. Trước hết,  tư duy phê phán có thể dạy và đánh giá. Một đánh giá tin cậy và có hiệu lực có thể được giới thiệu ở trên lớp. Không có gì sai ở việc dạy để làm tốt bài thi. Thứ hai, phát triển tư duy phê phán cần môi trường hỗ trợ nơi mà kiến thức không phải phân loại để kiểm tra hay không kiểm tra hoặc là định nghĩa bởi một số nhà chức trách mà không có sự tham gia và tranh biện của những người khác. Nhắc lại, ý của tôi là định nghĩa “học” không chỉ đơn giản nhận diện và ghi nhớ kiến thức được phân loại và xác định bởi một số ít các “học giả có quyền lực” - những người khó tiếp cận. Bởi đó, để phát triển tư duy phê phán, học sinh có thể theo một số mẹo sau đây:

- Dừng đổ lỗi cho hệ thống thi cử, đặc biệt sau khi bắt đầu học đại học

- Đánh giá thông tin mà bạn đọc từ sách và nhận được từ giáo viên

- Chuẩn bị tinh thần hỏi lý do và bằng chứng cho những kết luận và lý thuyết

- Sử dụng những gì bạn đọc và nghe để lý giải cho những kinh nghiệm và quan điểm của bạn

- Chia sẻ và thảo luận những hiểu biết của bạn và sự diễn dịch của bạn với đồng nghiệp và bạn học.

Wei Wei
(Phòng Kỹ năng Học thuật, Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam)

>> Xem phiên bản tiếng Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.