Mỹ đã đưa trở lại những toán binh lính và cố vấn quân sự đầu tiên với mức độ nhỏ để trước mắt tránh bị coi là đã đưa quân vào tham chiến ở Iraq, nhưng đồng thời để chuẩn bị dư luận và hậu cần cho can thiệp quân sự trực tiếp khi không còn lựa chọn nào khác. Nhưng can thiệp quân sự, dù trực tiếp hay gián tiếp thì đều là kịch bản tồi tệ nhất đối với Mỹ.
Nội chiến mang tính chất tín ngưỡng và tan rã đất nước là kịch bản rất dễ xảy ra nếu Mỹ và các đồng minh không đè bẹp được lực lượng nổi dậy Hồi giáo hoặc chính phủ Iraq không nhanh chóng khởi động và thúc đẩy hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự. Kịch bản ấy rất dễ xảy ra vì quân đội Iraq hiện không phải đối thủ của quân nổi dậy, còn Mỹ và đồng minh chưa có đối sách thích hợp để ngăn chặn lực lượng này. Hiện có quá nhiều đối tác bên ngoài có quá nhiều lợi ích chiến lược khác nhau với những gì đang xảy ra tại Iraq. Kể cả khi Mỹ lại đổ quân đổ của vào Iraq như trước đây thì khả dĩ lắm cũng chỉ tiêu diệt được lực lượng này, nhưng rồi sẽ lại có phe nhóm vũ trang khác hình thành.
Chính phủ Iraq với Thủ tướng Nouri al-Maliki hoàn toàn không có chủ định hòa giải, hòa hợp 3 cộng đồng sắc tộc - tôn giáo là người Shiite, người Sunni và người Kurd. Không loại trừ khả năng Mỹ sẽ gây áp lực buộc ông Maliki ra đi để ngăn chặn kịch bản nói trên.
La Phù
>> Mỹ sẽ gửi 300 cố vấn quân sự đến Iraq
>> Iraq chính thức nhờ Mỹ can thiệp
>> Iraq kêu gọi Mỹ không kích ISIL
Bình luận (0)