NATO chỉ còn đóng vai trò cố vấn, huấn luyện và trợ giúp trực tiếp khi được yêu cầu. Trong thực chất, việc chuyển giao chưa làm thay đổi cơ bản tình hình an ninh ở Afghanistan. Đây là một màn kịch để đề cao vị thế của chính phủ Afghanistan và phô trương thành quả của NATO hơn là kết quả của việc quân đội Afghanistan đã đủ mạnh, chính quyền đủ vững vàng để có thể tự đảm bảo an ninh và ổn định.
Bằng chứng là gần như đồng thời với sự kiện nói trên, Taliban công bố thiết lập văn phòng đại diện ở Qatar và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho biết đã cử đại diện đến đàm phán với lực lượng này. Trong gần 12 năm qua, Mỹ và NATO vẫn không tiêu diệt được Taliban. Cho tới cuối năm 2014 vẫn có 97.000 binh sĩ NATO trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ở Afghanistan. Hiện tại và mọi dấu hiệu đều cho thấy là cả trong tương lai, quân đội Afghanistan được NATO huấn luyện, trang bị và hậu thuẫn vẫn không phải là đối thủ của Taliban. Vì thế, ông Karzai phải tìm cách đàm phán. Cũng vì thế mà Mỹ đã tiếp xúc với Taliban. Không phải vô cớ mà Qatar, một đồng minh thân cận của Mỹ, lại để cho một lực lượng bị coi là khủng bố lập văn phòng đại diện. Tất cả đều muốn dùng giải pháp chính trị để kiềm chế Taliban. Mấu chốt cho tương lai an ninh của Afghanistan là ở đó chứ đâu có phải ở khả năng của quân đội nước này.
Thảo Nguyên
>> NATO sẽ lập đội phản ứng nhanh về tấn công mạng
>> Máy bay NATO rơi ở Afghanistan, 4 người chết
>> Tổng thư ký NATO đến Hàn Quốc
>> Tổng thống Mỹ đề cử tân Tư lệnh NATO
Bình luận (0)