"Kịch sĩ" xưa và nay

06/10/2011 15:02 GMT+7

(TNO) Daniel Sturridge của Chelsea, sau khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ Bolton, đã không ăn mừng bàn thắng. Trường hợp của Sturridge gợi lại những Nicolas Anelka, Phil Neville gần đây, hoặc Denis Law ngày xưa.

Emmanuel Adebayor trong màu áo CLB Tottenham - Ảnh: AFP

(TNO) Daniel Sturridge của Chelsea, sau khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ Bolton, đã không ăn mừng bàn thắng. Trường hợp của Sturridge gợi lại những Nicolas Anelka, Phil Neville gần đây, hoặc Denis Law ngày xưa.

Denis Law là một trong những cầu thủ huyền thoại của Manchester United. Nhưng ông ghi bàn vào lưới M.U trong trận derby thành Manchester vào năm 1974. Nghĩ rằng bàn thắng của mình chính là nguyên nhân khiến đội bóng cũ M.U rớt hạng, Law ám ảnh suốt từ đó đến nay! Còn khi Neville ghi bàn quan trọng cho Everton, vào lưới M.U ở cúp FA, anh nói: “Tôi không bao giờ ăn mừng việc ghi bàn vào lưới đội bóng đã nuôi mình”.

So với bóng đá Anh, “mốt” không ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ ở Ý (Serie A) còn mạnh mẽ hơn, với những điển hình nổi tiếng như Gabriel Batistuta hoặc Roberto Baggio. Nói rằng đấy là thái độ đáng tôn trọng cũng được, nhưng cũng có không ít dị nghị, cho rằng đấy chẳng qua chỉ là những kịch sĩ. Tất nhiên, kịch sĩ trên sân cỏ Ý phải cao tay hơn kịch sĩ ở Premier League.

Cũng có không ít cầu thủ đã ăn mừng, thậm chí ăn mừng một cách quá lố, khi ghi được bàn thắng vào lưới đội bóng cũ. Thái độ của Emmanuel Adebayor trước Arsenal có lẽ là tiêu biểu nhất. Không phải tất cả, nhưng khối người chỉ trích Adebayor. Số này chắc chắn nhiều hơn, cũng nặng nề hơn so với số người cười khẩy vào thái độ “không ăn mừng khi ghi bàn vào lưới đội cũ” của các cầu thủ như Sturridge.

Có thể Adebayor đáng trách thật, khi anh ta xúc phạm các cổ động viên Arsenal từng gián tiếp nuôi mình. Nhưng sự thật, quan hệ cũ giữa Adebayor và Arsenal có chỗ nào không hay, thậm chí đến mức thù nghịch, khiến anh phải rắp tâm trả đũa? Đấy là chỗ người ta không cần biết hoặc không muốn biết. Người ta chỉ phê phán thái độ không mấy hay ho của Adebayor mà bỏ qua một chi tiết ít ra cũng đáng tôn trọng: Adebayor hành xử… rất thật.

Có thể khẳng định: Adebayor là mẫu “chân tiểu nhân” trong bóng đá đỉnh cao. Ngược lại, bao nhiêu trường hợp trong số những cầu thủ không ăn mừng khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ là “có đạo đức”? Bao nhiêu người chỉ “giả bộ tỏ ra có đạo đức”? Chúng ta không biết. Với những trường hợp chỉ diễn kịch, màu mè, đấy chính là loại “ngụy quân tử” trên sân cỏ.

Họ không vui mừng khi ghi bàn vào lưới đội bóng “từng nuôi mình”. Nhưng họ lại tỏ ra hờ hững với đội bóng “đang nuôi mình”. Đấy có phải là chỗ mâu thuẫn, thậm chí là… thiếu đạo đức? Đồng đội mới của họ phải khó khăn lắm mới tạo ra được bàn thắng cho họ, nhưng họ lại chỉ lạnh lùng, như muốn nói: “Tôi… lỡ ghi bàn”. Họ được khen, nhưng họ làm cho đồng đội của mình hụt hẫng.

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.