Trước tình trạng trên, đại diện Ban quản lý KTX cho biết thường xuyên phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận Thủ Đức phun thuốc, diệt trừ loại côn trùng này.
Nhưng theo phản ánh của nhiều sinh viên, việc phun thuốc diệt kiến không đem lại hiệu quả, kiến vẫn sống và bò lên cả những tầng cao nhất của các tòa nhà.
tin liên quan
Kiến ba khoang 'tấn công' hàng loạt chung cư: 'Ngứa mà không dám gãi'(TNO) Hàng loạt độc giả đã phản ánh với Thanh Niên Online về việc người nhà, con cái họ bị kiến ba khoang tấn công liên tục, gây vết thương ngứa rát khó chịu, càng gãi càng lây lan khắp cơ thể.
Khốn khổ vì “đặc sản” hàng năm
|
Ngay khi trở lại KTX, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội của sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM, sinh viên kêu trời khi trở thành “nạn nhân” của kiến ba khoang. Theo những chia sẻ này, vì một thời gian dài không có người sử dụng, kiến ẩn nấp khắp nơi, kết hợp với thời tiết thuận lợi, là cơ hội để kiến ba khoang bò ra ngoài gây hại.
|
Một trong những nạn nhân mới nhất do kiến ba khoang gây ra là Phạm Ê Ly (Trường Đại học Bách khoa). Trên cổ và mặt đầy những vết thương do kiến ba khoang để lại, Ê Ly chia sẻ: “Mình bị kiến ba khoang cắn khắp người. Hầu như ngày nào cũng bị kiến cắn, nhất là vào ban đêm khi ngồi học, do có ánh đèn nên kiến thường bay đến”.
Cùng cảnh ngộ với Ê Ly, bạn Nguyễn Mai Bảo Trân (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn) than thở: “Mình bị kiến ba khoang cắn từ mấy năm nay, chỗ này chưa lành miệng thì lại xuất hiện chỗ khác. Nhiều lần không may bị vỡ bọc dịch, lây lan ra những vùng da khác rất đau và rát”. Không những bị kiến ba khoang cắn ở tay, chân, mặt mà mình còn bị kiến ba khoang cắn ở những vị trí “nhạy cảm” do kiến chui vào quần áo, chăn chiếu.”, nữ sinh tiết lộ.
|
Chính việc kiến thường xuyên xuất hiện và “tăng cường hoạt động” vào thời gian đầu năm học khiến cho nhiều sinh viên gọi đây là “đặc sản của KTX nhiều kiến ba khoang nhất Việt Nam”. Nhiều tân sinh viên trước khi làm thủ tục nhập phòng còn tham khảo ý kiến của những anh chị đi trước để có biện pháp đối phó với loài côn trùng nguy hiểm này.
Bạn Lê Thùy Dương (Trường Đại học Kinh tế- Luật) cho biết, vì đã quá quen với việc hàng năm bị kiến cắn nên bình thản khi thấy những sinh viên khác than thở.
Tuy nhiên, Dương cũng cho hay: "Đối với sinh viên ở đây lâu năm thì việc kiến ba khoang cắn là “chuyện thường ngày”. Nhưng sinh viên mới vào thì rất hoang mang, lo sợ trước sự hoạt động của chúng”.
Kiến ba khoang lộng hành khiến cho cuộc sống sinh hoạt, học tập của các sinh viên bị ảnh hưởng. Nhiền nạn nhân bỏ ra không ít tiền để mua thuốc đặc trị các vết thương do kiến gây ra, trong khi một số bạn khác ngại ra đường hoặc đi học khi trên mặt, người chi chít những đốm thuốc xanh…
Phun thuốc vẫn không diệt hết
Trước thông tin sinh viên phản ánh trên các diễn đàn, ông Trần Thanh An, Giám đốc Trung tâm quản lý KTX ĐHQG xác nhận về tình trạng kiến ba khoang tấn công sinh viên. Ông cho biết : “Đây là việc diễn ra thường xuyên tại KTX”
|
“Mỗi năm 2 lần, KTX tiến hành phun thuốc, phát quang các bụi cây trong khu vực là nơi cư trú của kiến ba khoang. Song do đặc tính của loài côn trùng này nên không thể tiêu diệt hết”, ông An cho hay.
Cùng với công tác phun thuốc, phát quang tiêu diệt kiến ba khoang, Ban quản lý KTX ĐHQG cũng tiến hành tuyên truyền giúp sinh viên nhận biết phòng chống kiến ba khoang gây hại.
Tuy nhiên nhiều sinh viên đang sinh sống ở đây cho rằng, việc ban quản lý KTX phun thuốc diệt kiến ba khoang không mang lại hiệu quả.
Kiến ba khoang thường vẫn xuất hiện ngay sau đó và chui vào phòng gây hại. Những tòa nhà H1, G2, G4 (KTX khu A) và B2, B4, B5, E2,…(KTX khu B) được coi là những nơi có mật độ kiến ba khoang tập trung nhiều nhất.
|
Một ngày sau khi KTX tiến hành phun thuốc diệt trừ kiến ba khoang, bạn Đinh Châu (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) chia sẻ trên diễn đàn Hội những người ở KTX khu B cho biết: “Hôm qua KTX tiến hành xịt thuốc kiến ba khoang nhưng kiến ba khoang không hề chết. Em thề vì em thấy nó trong phòng và còn sống nhăn răng”.
Trong khi đó, một thành viên khác lại than vãn: “KTX phun thuốc kiểu gì mà 2 ngày sau lại có kiến ba khoang? Trong khi lúc trước phòng không có kiến, giờ phun thuốc xong lại xuất hiện mấy con”.
Khu trung tâm vẫn có kiến ba khoang
Chị N.L cho biết, nhà chị tại đường bến Vân Đồn, Q.4 TPHCM cũng thấy kiến ba khoang, dù ở tầng 15. Cao ốc bạn chị cũng tương tự dù là tầng 22. Bắt đầu mùa mưa, kiến vào nhà ban đêm và theo ánh sáng xanh, kiến bay theo gió, nhà càng cao càng dễ vào, dùng lưới chống muỗi không hiệu quả. Phải đóng cửa sổ hoặc tắt đèn. Khi có người nhà bị vết thương do kiến ba khoang, chị nghĩ là bị nấm zona nhưng đến bác sĩ da liễu thì không phải, vết thương do kiến ba khoang cắn được xếp vào nhóm da nhiễm trùng do côn trùng đốt.
Bác sĩ kê một tuýp thuốc bôi khoảng 50 ngàn đồng, dùng được cho nhiều người trong nhiều năm, bôi khoảng một tuần sẽ giảm, nhưng vết sẹo thì phải mất vài tháng mới hồi phục.
|
Bình luận (0)