Cần có đánh giá, khảo sát mô hình hiện có
PGS-TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng VN cho biết, Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xây dựng và đề xuất mô hình kiểm tra ATTP nhập khẩu phải bảo đảm nguyên tắc: Tuân thủ Luật: Hải quan; Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Chăn nuôi; Trồng trọt; Thủy sản; An toàn thực phẩm…; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước của các Bộ quản lý ngành, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, môi trường, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia.
Đơn vị tiếp nhận kiểm nghiệm ATTP nhập khẩu cần đội ngũ nhân lực được đào tạo chuyên ngành |
L.Hạnh |
Đồng thời dự thảo cần kế thừa các quy định đã được triển khai thực hiện tốt tại các Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; tiết kiệm, tránh lãng phí.
Dự thảo nghị định do Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính làm đầu mối xây dựng và trình Chính phủ. Vừa qua, Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (Hiệp hội TPCN) đã có Công văn số 831/CV-VAFF ngày 10.5.2021 về việc góp ý dự thảo nghị định.
Theo PGS - TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN “Hiệp hội chúng tôi luôn khẳng định Quyết định số 38 của Thủ tướng là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết nhằm nghiên cứu và đề xuất mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP ưu việt so với mô hình hiện nay”.
Trao đổi cụ thể về ý kiến đóng góp cho dự thảo, ông Đáng cho rằng: “Để đề xuất mô hình mới, cơ quan soạn thảo cần đánh giá, khảo sát mô hình hiện có về kiểm tra nhà nước đối với ATTP. Qua khảo sát nếu phát hiện mô hình hiện tại có bất cập thì từ kết quả khảo sát này mới đề xuất mô hình mới để giải quyết những bất cập, không nên đề xuất mô hình theo ý chí chủ quan”.
Kiểm nghiệm ATTP cần thiết bị chuyên sâu hiện đại đạt chuẩn |
L.Hảo |
Ông Đáng cũng nhìn nhận, về quy trình tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với thực phẩm theo dự thảo nghị định cần được chặt chẽ hơn, vì để phân tích các mối nguy trong các phiếu kết quả kiểm nghiệm, công bố về công dụng… Nếu không đảm bảo về chuyên môn có thể dẫn đến tình trạng thực phẩm nhập khẩu có thể công bố đủ các loại công dụng trong đó có cả công dụng chữa bệnh, trong khi đó thực phẩm sản xuất trong nước phải kiểm soát rất chặt các mối nguy, kiểm soát việc công bố công dụng.
Phát huy hệ thống kiểm nghiệm chuyên sâu, tránh tốn kém khi thành
Ông Đáng cũng cho rằng, Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ giao Tổng cục Hải quan xây dựng và đề xuất mô hình kiểm tra hàng hóa, kiểm tra ATTP nhập khẩu, nghĩa là dự thảo cần đưa ra có mô hình và phương thức kiểm tra để đảm bảo thực phẩm nhập khẩu an toàn cho người sử dụng mà vẫn tạo sự thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Về vấn đề kiểm tra chất lượng, kiểm tra ATTP, ông Đáng lưu ý: “Cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu về chuyên ngành để nắm được thành phần nguyên liệu, mức độ tinh khiết, độ ổn định về hàm lượng, tính chất suốt đời sống sản phẩm cũng như phải phân tích được các chất ô nhiễm, sự tác động của thực phẩm tới sức khỏe, bệnh tật”.
Mẫu thử nghiệm thành thạo đảm bảo chính xác trong kiểm nghiệm về ATTP |
V.Kiểm |
Để quản lý và thực hiện được nội dung này, cơ quan kiểm tra cần có hệ thống Labor đạt chuẩn ISO/IEC 17025; đặc biệt cần có đội ngũ nhân lực chuyên sâu.
Cần có hệ thống máy móc chuyên ngành (như sắc ký khí, sắc ký lỏng, quang phổ hấp phụ nguyên tử…) mới có thể kiểm nghiệm được các đối tượng phức tạp hiện nay như: mầm bệnh, ký sinh trùng; kiểm tra về hóa chất (có khoảng 1.000 loại thường ô nhiễm vào thực phẩm), các chất gây bệnh ung thư và tác hại của chức năng cơ thể…
“Nếu một đơn vị muốn thành lập mới phải tăng biên chế, đào tạo 4-5 năm, thực hành nhiều năm mới đủ năng lực. Thực hiện được các nội dung kiểm nghiệm trên nên tận dụng hệ thống kiểm nghiệm của y tế, nông nghiệp đã thực hiện ở nước ta vài chục năm qua”, ông Đáng đề xuất.
Bình luận (0)