Doanh nghiệp bỏ chạy, lách luật
Trước đó, sau 14 lần chỉnh sửa, dự thảo luật An ninh mạng đã được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra và dự kiến được thông qua vào kỳ họp thứ 5 vào năm sau. Dự thảo này quy định về nguyên tắc, biện pháp, điều kiện, nội dung… triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, tham gia không gian mạng. Trong đó có một nội dung thu hút sự chú ý của dư luận. Tại khoản 4 điều 34 đưa ra quy định các doanh nghiệp (DN) nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại VN phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại VN. Điều này có thể hiểu, tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại VN hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype, Gmail, Uber... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở VN mới được cung cấp dịch vụ tại VN.
Dự thảo vừa được đưa ra, nhiều ý kiến lo ngại có thể sẽ khiến các “ông lớn” công nghệ của thế giới rời bỏ thị trường VN, như cách mà họ sẽ phản ứng lại với chính sách thắt chặt của nước chủ nhà. Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng cho rằng hiện nay các nhà mạng, các DN cung cấp dịch vụ internet có vô số máy chủ ở khắp thế giới, nếu có yêu cầu thì họ cũng chỉ đặt một số máy. “Như vậy cũng không đảm bảo ở đó có tất cả thông tin của người sử dụng ở VN và tài khoản, thông tin đó nằm ở đâu chúng ta cũng khó có thể biết được với việc lưu trữ dữ liệu điện toán đám mây toàn cầu như hiện nay”, ông Hồng nói.
tin liên quan
Buộc Facebook, Google phải đặt máy chủ tại Việt Nam?Dự thảo luật An ninh mạng có yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài như Facebook, Google khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ trong nước… đang khiến người dùng xôn xao.
Chồng chéo, trùng lắp, khó khả thi
Song, không chỉ vấn đề đặt máy chủ, đại diện nhóm nghiên cứu, ông Nguyễn Quang Đồng, cho biết Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) vừa công bố báo cáo về tình hình an ninh mạng, trong đó, chỉ số an ninh mạng của VN là 0,245 điểm xếp thứ 101, nằm sau Campuchia, Lào. Do đó việc xây dựng luật cũng là cần thiết, nhưng dự thảo lại quá chồng chéo, “giẫm chân” vào các luật An toàn thông tin, Hình sự, Dân sự. Nếu có thêm luật An ninh mạng nữa, DN vướng rất nhiều trùng lắp pháp lý.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đưa ra quy định mà theo nhóm nghiên cứu sẽ gây rủi ro quyền bảo mật thông tin như điều 34, khoản 3: DN phải cung cấp cho cơ quan chuyên trách có thẩm quyền các thông tin người dùng, đăng ký tài khoản. Điều này sẽ rất khó, vì tài khoản đã mã hóa mà nếu DN phá mã sẽ ảnh hưởng đền quyền đã được hiến định của người dân về bảo mật thông tin cá nhân.
tin liên quan
Facebook kinh doanh ở 200 nước, không lẽ phải đặt 200 máy chủ?Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc quản lý là cần thiết, nhưng yêu cầu các nhà cung cấp mạng xã hội, viễn thông như Facebook, Google... phải đặt máy chủ tại Việt Nam khó khả thi.
Bình luận (0)