Dự thảo đang được xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành và địa phương.
Trước đó, hồi tháng 8.2017, cơ quan chủ trì đã xin ý kiến lần 1, trong đó có nội dung đáng chú ý khi lần đầu tiên bổ sung thêm mặt hàng nước ngọt để đánh thuế TTĐB. Trong dự thảo mới nhất, nội dung sửa đổi được rút gọn về mặt câu chữ: “Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa”. Như vậy, các mặt hàng cứ là nước ngọt có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế, không quy định cụ thể nước ngọt có ga, không ga, hay nước tăng lực, thể thao, trà, cà phê...
tin liên quan
Doanh nghiệp nước ngoài 'chỉ trích' dự định áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọtTừ những lý do trên, Bộ Tài chính đề xuất mức thuế suất phương án 1 là 10% từ năm 2019. Nếu áp dụng mức này, số thu đối với nước ngọt khoảng 4.550 tỉ đồng, số thu thuế giá trị gia tăng tương ứng khoảng 455 tỉ đồng. Tổng số tăng thu khoảng 5.005 tỉ đồng.
Ở phương án thứ hai, Bộ Tài chính đưa ra mức thuế suất 20%, với khẳng định tác động tích cực nhằm để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường nhằm bảo vệ sức khỏe người dân; phù hợp với thông lệ quốc tế; hạn chế tiêu dùng mặt hàng nước ngọt hơn so với giải pháp 1. Nhưng cơ quan này cũng lo ngại, do đây là mặt hàng mới đưa vào đối tượng chịu thuế TTĐB, nên việc áp dụng thuế suất 20% sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.
Bình luận (0)