Kinh tế châu Á dễ tổn thương trước biến động ở các nước phát triển

22/10/2016 15:45 GMT+7

Bài viết dưới đây là góc nhìn của cây bút Mohamed A. El-Erian thuộc chuyên mục Bloomberg View. Ông là trưởng cố vấn kinh tế của hãng Allianz, từng là giám đốc điều hành và đồng giám đốc đầu tư quỹ trái phiếu Pimco.

Giữ một ngôi nhà có trật tự giữa khu vực bất ổn là chuyện chẳng dễ dàng. Khi thế giới phát triển đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế, tài chính, thể chế và chính trị bất thường, các nền kinh tế châu Á vấp phải rào cản lớn nhất. Xét số liệu GDP mà Trung Quốc công bố trong tuần này, châu Á đang ở vị trí tương đối thuận lợi để điều hướng nhiều thách thức. Song cuộc chiến của họ vẫn còn cách xa hai chữ chiến thắng.
Trong những giai đoạn bình thường hơn, châu Á chỉ cần hỏi hai câu quan trọng về các nền kinh tế phát triển: "Các nước này sẽ kéo thương mại toàn cầu mạnh ra sao?" và "Liệu các nền kinh tế phát triển sẽ cung cấp dòng vốn tương đối ổn định, với cấu trúc lãi suất và biến động hạn chế cho đô la Mỹ, euro và yen Nhật, ba đồng tiền dự trữ chính của thế giới, đến mức nào?".
Trong năm qua, mối quan tâm thứ ba xuất hiện. Mối lo ngại này có cấu trúc hơn vì nó gắn liền với sự ổn định của chế độ thương mại thế giới. Với việc Anh quốc chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), quan điểm chống thương mại trong cuộc bầu cử Mỹ và nhiều ý kiến phản đối dành cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TTP), châu Á không còn có thể vô tư sử dụng các nguyên lý thương mại và tài chính toàn cầu.
Sự phát triển này được củng cố bởi thực tế mới: Quá nhiều năm tăng trưởng chậm trong thế giới phát triển đã dẫn đến điều kiện chính sách tiền tệ cực kỳ bất thường, trong đó có lãi suất danh nghĩa âm và tiềm năng tăng trưởng yếu trong tương lai. Các động thái chính trị chống việc thành lập cũng kết hợp, làm lung lay niềm tin vào khả năng thông qua các chính sách nội địa cần thiết của các quốc gia tiên tiến, và càng làm khó hành động của họ trong việc giải quyết các nghĩa vụ toàn cầu.
Các nước tiên tiến là cốt lõi của hệ thống toàn cầu ngày nay do họ có những đặc quyền và trách nhiệm rất lớn.
Nhờ phát hành những đồng tiền dự trữ thế giới, họ có thể trao đổi những tờ giấy bạc để lấy hàng hóa, dịch vụ được nước khác sản xuất. Chứng khoán của họ cung cấp loại hình tiết kiệm ngoại quốc cho các thị trường mới nổi. Các nước tiên tiến có quyền phủ quyết ở hai tổ chức kinh tế đa phương có ảnh hưởng nhất thế giới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Họ còn có quyền lên tiếng về việc ai là người được chọn để dẫn dắt hai tổ chức trên.
Những đặc quyền kể trên đến cùng nhiều kỳ vọng cho rằng thế giới tiên tiến sẽ theo đuổi cách quản lý kinh tế có trách nhiệm và hợp lý. Vai trò lớn đồng nghĩa với việc họ có tác động lan tỏa đáng chú ý. Song niềm tin cho rằng những kỳ vọng này sẽ luôn được thực hiện đã và đang bị lung lay, giữa lúc nhiều lộn xộn chính trị cản trở các chính sách thích hợp, trong đó có việc đặt gánh nặng quá lớn lên các ngân hàng trung ương. Ngoài ra, chính trị cũng làm suy yếu sự linh hoạt trong việc đối phó với suy thoái kinh tế theo chu kỳ của các nước tiên tiến.

tin liên quan

Nếu Donald Trump thắng, kinh tế châu Á sẽ thua
Nếu tỉ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, ông ít có khả năng xây bức tường dài tại biên giới Mỹ - Mexico, mà có thể sẽ đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ châu Á, khởi động chiến tranh tiền tệ.
Việc này làm tăng tính dễ tổn thương trước “những thay đổi trong thương mại và các dòng tài chính” cho các nước mới nổi. Tại châu Á, họ phải đối mặt với cỗ máy kéo tăng trưởng quốc tế yếu hơn cùng nhiều điều kiện tài chính thế giới có thể hướng đến những biến động đáng lo. May mắn là nhiều nước châu Á đã xây dựng khả năng phục hồi tài chính đáng kể, gồm dự trữ ngoại hối ở mức thoải mái, năng lực tránh chính sách tiền tệ sai lầm và cách quản lý chuyên nghiệp về tài sản quốc gia. Những nước này cũng neo vào được tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc, vốn cao hơn ở Mỹ và châu Âu.
Dù vậy, kết quả vẫn chưa rõ ràng. Những nước trên thường được khuyên nên phát triển khả năng phục hồi kinh tế, tài chính, trong đó có cả việc làm sâu rộng các thị trường tài chính và để tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào nội lực. Ngoài ra, họ còn phải đấu tranh trong môi trường có các yếu tố thuận lợi cho những nền kinh tế lớn hơn, chẳng hạn như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia. Sự nhanh nhẹn gây ấn tượng trong lịch sử của các nền kinh tế mở, nhỏ - chẳng hạn như Singapore - có thể được thử nghiệm nhiều hơn vì mô hình tăng trưởng cơ bản, vốn thể hiện tốt trong thập niên qua, giờ đây hướng đến sự thiếu chắc chắn lớn thêm khi châu Âu và Mỹ bớt nhiệt huyết dành cho toàn cầu hóa.
Châu Á hiện ở vị trí tương đối tốt hơn so với các khu vực khác để điều hướng nền kinh tế thiếu chắc chắn của thế giới và tỏa sáng. Song giờ đây, những nước này cần nghĩ thêm nhiều về việc phát triển mạnh hơn các cỗ máy kéo nội địa cho tăng trưởng kinh tế cùng hiệu quả hóa các trung gian tài chính trong nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.