Đó là nhận định và cũng lo ngại của đại biểu Trần Anh Tuấn (TP.HCM) trong phần tham luận tại hội trường sáng 2.11 khi Quốc hội bước sang ngày thứ 3 thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách.
Là Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, ông Tuấn cho rằng nền kinh tế Việt Nam đang mất cân đối ở 3 khía cạnh. Đầu tiên là trong cán cân thương mại với việc nhập siêu, dự kiến cả năm khoảng 3 tỉ USD. Theo ông Tuấn, điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của mặt hàng trong nước chưa cao, đặc biệt là những mặt hàng đòi hỏi yếu tố khoa học công nghệ. "Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp lớn về kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên khối FDI nhập nguyên vật liệu từ chính nước họ là chủ yếu. Trong khi đó, thị trường nội địa đang bị cạnh tranh bởi các nhà bán lẻ trong khu vực nhưng tính liên kết của các doanh nghiệp nội về sản xuất, hậu cần, phân phối bán lẻ... chưa cao", đại biểu Tuấn nhận xét.
Khía cạnh mất cân đối thứ 2 là thu chi ngân sách. Với mức bội chi 3,5% GDP, trong đó chi thường xuyên vượt kế hoạch 11,6 nghìn tỉ đồng. "Sự mất cân đối này có thể giải quyết bằng việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, tinh giản biên chế", ông Tuấn đề nghị.
tin liên quan
Tăng trưởng kinh tế không theo logic thông thườngCâu chuyện chất lượng kinh tế tiếp tục là vấn đề được nhiều đại biểu mổ xẻ khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách trong ngày làm việc 31.10.
Bình luận (0)