Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm không đáng sợ

15/01/2016 14:01 GMT+7

Sau ba thập niên bùng nổ tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc đang mở rộng với tốc độ chậm hơn và gây không ít ảnh hưởng lên các thị trường tài chính toàn cầu.

Sau ba thập niên bùng nổ tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc đang mở rộng với tốc độ chậm hơn và gây không ít ảnh hưởng lên các thị trường tài chính toàn cầu. 

Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc - Ảnh: Reuters Công nhân làm việc tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Vì thế, nếu không may kinh tế Trung Quốc rơi vào trạng thái “hạ cánh cứng”, nền kinh tế của các vùng còn lại sẽ ra sao?
Theo nhà kinh tế Frederic Neumann thuộc ngân hàng HSBC, việc kinh tế Trung Quốc suy giảm “không hẳn sẽ là sự kết thúc”. Các gợi ý về tương lai của Trung Quốc có thể được dự đoán từ cách thế giới đã phản ứng trước tình trạng bất ổn của kinh tế Nhật Bản, ông Neumann cho biết trên kênh CNBC
Vào cuối những năm 1980, lượng đóng góp của nền kinh tế Nhật Bản trong GDP toàn cầu cũng tương tự như lượng đóng góp của nền kinh tế Trung Quốc vào GDP thế giới ngày nay. Dù kể từ thời điểm đó, kinh tế Nhật Bản không thể lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước, thế giới “vẫn tiếp tục tăng trưởng chỉ với một yếu tố tích cực nhỏ trong năm 1990” sau khi Nhật Bản bùng nổ và chật vật trong thập niên trước đó.
Miếng bánh của Trung Quốc trong tăng trưởng kinh tế thế giới xét theo bình diện sức mua tương đương đã tăng lên hơn 16% từ mức 10% trong thập niên qua. Trong khi đó, miếng bánh của Trung Quốc trong GDP toàn cầu xét theo đồng đô la Mỹ cũng tăng gấp ba lần trong cùng khoảng thời gian, đến mức gần 15% trong năm ngoái.
“Vì vậy, nếu nhu cầu từ Đại lục giảm đi, đây sẽ là cú sốc dành cho tăng trưởng kinh tế thế giới? Không hẳn là thế. Lấy ví dụ của Nhật Bản vào năm 1989 khi bong bóng vỡ. Ở thời điểm đó, miếng bánh của nước này trong GDP thế giới tính theo USD lên đến hơn 15%. Nhật Bản sau đó tiếp tục tăng trưởng chậm, tuy nhiên không đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực”, ông Neumann nói.
Nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng đáng kể nhưng với vị trí là một nước xuất khẩu lớn, phần trăm của hàng hóa nhập khẩu giữ lại trong GDP Trung Quốc thấp hơn so với Nhật Bản ngày nay. Phần đáng kể, được ước tính vào khoảng 30%, trong hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc là những gì được sử dụng cho xuất khẩu và vì thế không làm biến động nhu cầu nội địa.
“Từ quan điểm này, có thể nói Trung Quốc không là động lực tăng trưởng toàn cầu khá quan trọng như nhiều người vẫn nghĩ”, chuyên gia của ngân hàng HSBC nói. Song, phân tích trên vẫn không phải là câu trả lời cuối cùng, vì vẫn còn ba yếu tố sau:
1. Chu kỳ kinh doanh đang ngày càng đồng bộ hơn so với thời thập niên 1980. Do đó, sự suy giảm trong kinh tế Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn.
2. Phần còn lại của thế giới hiện nay có vẻ rung lắc hơn nhiều so với hồi những năm 1980 hay 1990.
3. Trung Quốc, với một nền kinh tế tăng trưởng lấy đầu tư làm trọng tâm, là nước mua các loại hàng hóa lớn hơn Nhật Bản từ trước đến nay. Vì thế, các nhà xuất khẩu nguyên liệu thô ít nhiều đã chịu ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.