Theo CNN, từ nay đến cuối năm, Venezuela còn khoản nợ khoảng 7,2 tỉ USD cần thanh toán. Năm 2011, Caracas có gần 30 tỉ USD dự trữ. Đến năm 2015, họ còn 20 tỉ USD. Xu hướng sụt giảm không thể kéo dài lâu hơn nữa song hiện rất khó để dự đoán khi nào Venezuela sẽ cạn sạch tiền mặt.
Chuyên gia Siobhan Morden về thu nhập cố định Mỹ La tinh thuộc hãng Nomura Holdings cho biết: “Câu hỏi được đặt ra là: “Đâu là mức sàn?”. Nếu giá dầu trì trệ và dự trữ ngoại hối về số 0, đồng hồ sẽ bắt đầu đếm đến ngày vỡ nợ”.
Theo báo cáo tài chính năm 2016 mà Venezuela vừa công bố, khoảng 7,7 tỉ USD trong số 10,5 tỉ USD nước này đang có là vàng. Để trả nợ hồi năm ngoái, Venezuela từng vận chuyển vàng đến Thụy Sĩ.
Dự trữ ngoại hối mỏng manh càng tô đậm bức tranh tài chính đáng sợ khi người dân Venezuela phải đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo, khủng hoảng kinh tế. Cảnh thiếu thực phẩm, y tế và giá cả tăng là chuyện dân Venezuela phải đối mặt hằng ngày.
Việc chính phủ bội chi, tiền tệ lao dốc, quản lý yếu kém cùng thực trạng tham nhũng đã và đang khiến lạm phát lên rất cao ở Venezuela. Lạm phát ở nước này được dự kiến tăng 1.660% năm nay và 2.880% năm 2018, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Một vấn đề quan trọng khác là giá dầu thô, mặt hàng vốn đang có giá chỉ bằng một nửa so với hồi giữa năm 2014. Venezuela có trữ lượng dầu thô nhiều nhất thế giới và các lô hàng dầu chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giá dầu thấp khiến Caracas vô vọng trong việc trả nợ hay trang trải nhu cầu nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và nhu yếu phẩm. Theo hãng nghiên cứu Ecoanalitica ở Venezuela, nhập khẩu của quốc gia Nam Mỹ giảm 50% so với cách nay một năm.
tin liên quan
Venezuela tăng 50% lương tối thiểu vì siêu lạm phátMức lương tối thiểu của Venezuela tiếp tục tăng vọt giữa cảnh quốc gia Nam Mỹ chật vật với lạm phát 'khủng'.
Bình luận (0)