Dự án ‘trong mơ’ của Trung Quốc tắc đường ở Nam Mỹ

10/06/2016 20:32 GMT+7

Năm ngoái, Trung Quốc lập ra dự án tham vọng nhất của nước này ở Mỹ La tinh. Giờ đây, dự án trong mơ đó gặp trục trặc vì khủng hoảng ở Brazil.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Peru và Brazil công bố ý định xây dựng đường ray xe lửa vào năm ngoái, kế hoạch này trông đồ sộ như khu rừng Amazon. Tuyến đường dài khoảng 5.310 km, chạy từ bờ biển Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Chi phí xây dựng vào khoảng 10 tỉ USD.
Kế hoạch nói trên sẽ là dự án khổng lồ mới nhất ở Nam Mỹ, nơi Đại lục đã đổ hàng tỉ USD trong chiến lược mà nhiều người mô tả là để thay thế Mỹ, trở thành đồng minh hàng đầu của Mỹ La tinh.
“Nếu chúng ta đi tới với dự án này… nó sẽ là dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc quan trọng nhất ở Nam Mỹ”, theo Giám đốc Rosario Santa Gadea Duarte ở Trung tâm Nghiên cứu Peru - Trung Quốc thuộc Đại học Thái Bình Dương tại Lima (Peru).
Tuy nhiên, dự án đường sắt vừa lỡ thời hạn đầu tiên của nó. Việc thử nghiệm khả thi cho con tàu lẽ ra phải được tiến hành vào tháng 5. Giới chuyên gia cho rằng hoạt động sẽ bị hoãn từ vài tuần, vài tháng cho đến khi nào không rõ. Đây không phải là lần đầu Trung Quốc “lỡ hẹn” ở khu vực này.
Sự thiếu chắc chắn
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff Reuters
Trở ngại lớn nhất đối với dự án đường sắt là những biến động chính trị, kinh tế lớn đang xảy ra ở Brazil. Biến động này đến vào lúc quốc gia Nam Mỹ đã chìm vào một cuộc suy thoái sâu, giữa vụ bê bối tham nhũng lớn xảy ra trong hai năm qua.
“Tình hình chính trị tại Brazil khiến dự án với tính chất như thế này rất khó nhận được sự chú ý”, Giám đốc Manuel Ruiz của Hiệp hội Quyền Xã hội và Môi trường Peru cho hay. Nhìn chung, dự án đối mặt với các “thách thức rất lớn”.
Không phải chỉ có chuyện ở Brazil. Sau nhiều ngày thiếu chắc chắn về cuộc bầu cử tổng thống ở Peru, các quan chức nước này vừa công bố ông Pedro Pablo Kuczynski có vẻ như đang tiến gần đến chiến thắng. Quan điểm của ông Pedro Pablo Kuczynski về dự án đường sắt này là không rõ ràng.
“Bất cứ một người đứng đầu mới nào cũng sẽ đặt ra mức độ thiếu chắc chắn cho dự án”, Giám đốc Margaret Myers của chương trình Trung Quốc - Mỹ La tinh tại Đối thoại Liên Mỹ nói.
Ngoài bất ổn chính trị, cũng có một cuộc tranh luận bất tận về hành trình của tàu, lo ngại về việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua rừng Amazon và khả năng làm ảnh hưởng đến các cộng đồng bản địa.
Dấu chân Trung Quốc ở Nam Mỹ
Một người đàn ông chỉ ra thị trấn sẽ bị ảnh hưởng khi kênh đào (đường màu đỏ) được xây dựng qua Nicaragua Bloomberg
Dù vậy, tất cả những yếu tố đó không phải là lý do để Đại lục từ bỏ Nam Mỹ. Xuất khẩu của Trung Quốc đến khu vực này tăng lên mức 130 tỉ USD năm 2014 từ 6 tỉ USD hồi năm 2000, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chỉ trong hơn một thập niên, Đại lục trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Brazil, Chile và Peru.
Thực tế, Trung Quốc đang vượt qua cả Mỹ khi xét về tầm ảnh hưởng và quyền lực ở Mỹ La tinh. Tại khu vực này, chỉ có Mexico, Trung Mỹ và vùng Caribbean là vẫn còn rất “ấm cúng” với Mỹ.
“Nếu chúng ta nói đến Nam Mỹ, Trung Quốc quan trọng hơn so với Mỹ về cả mặt thương mại lẫn tài chính trong vài năm”, Giáo sư Rebecca Ray tại Đại học Boston, người theo dõi sát quan hệ Trung - Mỹ La tinh, nói. Dự án đường sắt kể trên chỉ thắt chặt mối quan hệ song phương.
Nhiều dự án Trung Quốc đang thành hình và quốc gia châu Á rất thành công trong việc tạo dựng quan hệ với Nam Mỹ vì họ mua vào một lượng lớn nguyên liệu thô và hàng hóa.
Tuy nhiên, tham vọng về các dự án cơ sở hạ tầng của Đại lục cũng vừa gặp phải một thanh chắn đường khác.
Một doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc muốn xây dựng kênh đào ở Nicaragua. Song dự án phần lớn được xem là thất bại. Trung Quốc và Colombia công bố kế hoạch xây dựng tàu ở Colombia vào năm 2011, và điều này không xảy ra. Một dự án tàu khác ở Venezuela cũng rơi vào hoàn cảnh như thế.

tin liên quan

Tạm ngưng dự án kênh đào xuyên Nicaragua
Báo Sự thật Komsomol (Nga) ngày 1.12 cho biết, dự án kênh đào Nicaragua với tổng kinh phí khoảng 50 tỉ USD bị tạm ngưng vì sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường và do nhà thầu Hồng Kông thiếu hụt tài chính.
Năm 2014, giới chức Mexico trao dự án đường sắt 3,7 tỉ USD cho một nhóm công ty Trung Quốc. Đề nghị này sau đó được thu hồi do sự phản đối của công chúng, cho rằng thỏa thuận trên có lợi cho đồng minh của Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto.
Các trở ngại có thể được xem là “trong cái rủi, có cái may”, vì nó tạo thêm thời gian để các bên thảo luận về tuyến đường tốt nhất, cân nhắc chi phí và lợi ích. Dù thế, giới chuyên gia thận trọng khi nhắc đến kiểu chậm trễ của Đại lục. Chuyên gia Myers cho hay nhiều dự án Trung Quốc ở Nam Mỹ đã không xảy ra, và đoàn tàu này “có thể bị trì hoãn vô thời hạn”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.