Nhưng cũng chính công nghệ, lại có thể kiến tạo nên những mối quan hệ mới, vừa hợp thời vừa không kém chân thành.
Mùa dịch vừa rồi, khi người người ở nhà, áp lực bỗng tăng gấp bội lên những người nội trợ. Chị Trần Minh Thúy (39 tuổi, Q.9, TP.HCM) cũng không tránh được cảnh đó, một nách hai con nhỏ, ban đầu chị khá stress khi phải vừa chăm con, vừa thay thế vai trò cô giáo với lũ trẻ ở nhà, vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ mùa “work from home”. Chuyện chợ búa, cơm nước nhanh chóng “rối đĩa”.
Sau một thời gian loay hoay, chị quyết định chọn giải pháp thông minh hơn, là sử dụng dịch vụ đi chợ hộ của ứng dụng gọi xe be. “Đụng những hoàn cảnh này, mới thấy đúng là công nghệ giải phóng con người. Nhiều việc hàng ngày tưởng vặt vãnh, mà không có sự hỗ trợ, phụ nữ bọn mình rất đuối, nhất là khi sống giữa Sài Gòn không có sẵn người thân, dòng họ cạnh bên đỡ đần như thời xưa… Có mấy anh xe ôm đi chợ giùm, mình đâm ra nhẹ người, bớt cáu gắt. Nhìn thấy mấy ảnh ngược xuôi mùa dịch, không ngại nguy hiểm sức khoẻ, đi tới từng nhà, lại còn cư xử ân cần chịu khó, tự dưng mình thấy quý lắm. Mình cũng biết, dịch vụ đi chợ này thì tiền công cũng không bao nhiêu so với công sức, thời gian chờ đợi của họ…”, chị Minh Thúy chia sẻ.
|
Ông Trần Duy Khương (70 tuổi, Q.Ba Đình, Hà Nội) thì không quên cái đêm trước Tết, chờ mãi không thấy con trai về, biết con đi nhậu với bạn bè, ông đứng ngồi không yên. Quá nửa đêm, nghe tiếng gõ cửa, mở ra, đã thấy cậu tài xế be cõng con mình trên vai. Nhà ông trong hẻm, cậu thanh niên phải vác con ông đi vài trăm mét. Ông cảm ơn rốt rít, cậu tài xế chỉ cười bảo công việc của cháu thôi. “Người ta làm việc hơn cả trách nhiệm họ được giao, thì với mình, điều đó còn hơn cả yên tâm”, ông Khương chia sẻ.
Ngoài ra, với lợi ích đánh giá tài xế tức thời, khả năng kiểm soát nhân thân người cầm lái, sự ổn định về giá cả, sự hấp dẫn của những chương trình ưu đãi liên tục, những chương trình huấn luyện tài xế chuyên nghiệp… đã khiến những ứng dụng gọi xe công nghệ như be trở thành một phần không thể thiếu với đời sống đô thị.
Thay cho những chuyến xe ôm kiểu cũ vẫn thường khiến hành khách nơm nớp lo bị hét giá trên trời, sợ bị chở vòng vèo, sợ gặp người có nhân thân không tốt, sợ tài xế phóng nhanh vượt ẩu…, là những người lao động đã ý thức được rằng việc ứng xử văn minh chính là đem lại cho họ sự tín nhiệm và thu nhập. Và dần dà, hơn cả những nỗ lực giao tiếp chỉ để được nhận về những “cú rating 5 sao”, sự thân thiện, chất lượng phục vụ của các tài xế công nghệ đã trở thành một nét văn hoá, thậm chí tạo ra chuẩn mực mới cho nhiều ngành dịch vụ thời kinh tế số.
|
Không dừng ở đó, mỗi cư dân thành thị hiện đại lại có cho mình một kho kỷ niệm với những bác tài thời công nghệ. Đó là những tâm sự đời thường để đường xa đỡ chán, đó là những lần đưa giúp vào bệnh viện, là chai nước, viên kẹo, chiếc bánh bác tài chia cho khách bữa lỡ đường, là những đỡ đần đúng lúc như với chị Thúy, ông Khương… hoặc đôi khi đơn giản là cảm giác tự do của cô gái trẻ muốn được đón đưa để nhẹ người sớm tối mà không phải mong ngóng, nhờ vả ai… Không ít người bảo họ học được nhiều điều từ những câu chuyện của các bác tài, từ cách các bác tài tận tụy phục vụ, san sẻ khó khăn với khách hàng. Một cách nào đó, chúng trở thành một “phần chìm” thật người, thật mềm mại của tâm thức đô thị hiện đại, thông qua một công cụ trung gian đầy vẻ thực dụng, là các ứng dụng di động.
Bình luận (0)