Kỳ 3: Những tình huống dở khóc dở cười

11/05/2013 09:31 GMT+7

(TNO) Không ít trường hợp nhạc sĩ qua đời nhưng tiền tác quyền không biết... trao về ai khi cố nhạc sĩ vốn có nhiều vợ, nhiều con hoặc nhiều nhạc sĩ cùng đứng tên một tác phẩm...

(TNO) Không ít trường hợp nhạc sĩ qua đời nhưng tiền tác quyền không biết... trao về ai khi cố nhạc sĩ vốn có nhiều vợ, nhiều con hoặc nhiều nhạc sĩ cùng đứng tên một tác phẩm...

>> Kỳ 1: Nhạc Trịnh vẫn luôn "đắt sô
>> Kỳ 2: Hơn 1.000 ca khúc nhạc Phạm Duy ai sở hữu?

Theo chia sẻ của các nhạc sĩ lão làng, trước khi luật sở hữu trí tuệ ra đời (trong đó có bản quyền tác giả âm nhạc), họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ tác quyền của mình, có chăng chỉ nhận một số tiền bản quyền ít ỏi từ một số đài phát thanh, truyền hình, một số hãng băng đĩa nhạc…

Nhiều tác giả không biết và kiểm soát được nơi nào sử dụng tác phẩm của mình, các nơi đưa bao nhiêu thì... nhận bấy nhiêu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên cho biết: "Ngày xưa tác quyền gọi là chế độ nhuận bút. Thường thì chỉ có các đài, các đoàn nhà nước mới trả nhuận bút cho nhạc sĩ chứ các tụ điểm ca nhạc tư nhân thì chưa. Vào năm 1986, tôi có trình bày một luận án về vấn đề chế độ nhuận bút tại các sân khấu ca nhạc tại TP.HCM lên Sở Văn hóa - Thông tin. Sau đó, Sở có đứng ra thu giúp cho anh em nhạc sĩ. Cứ mỗi bài hát được sử dụng trong một chương trình thì chúng tôi được trả số tiền bằng 1 vé vào cửa. Sở thu được bao nhiêu thì đưa hết lại cho anh em nhạc sĩ.

Nếu ngày trước 1 vé xem ca nhạc giá 20.000 đồng, một đêm có 10 chương trình thì nhạc sĩ đã có 200.000 đồng một ngày rồi. Với số tiền này, ở thời điểm đó, anh em nhạc sĩ sống thoải mái lắm. Phía tổ chức cũng không gặp khó khăn gì".

"Muôn nẻo" tiền tác quyền

Với sự ra đời Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cùng sự siết chặt hơn trong khâu quản lý tác quyền, nhạc sĩ và gia đình đã phần nào yên tâm hơn về chuyện bản quyền. Theo đó, Trung tâm sẽ thay mặt đàm phán và thu tiền các đối tác sử dụng âm nhạc.

Ông Đinh Trung Cẩn (Phó giám đốc VCPMC Việt Nam, Giám đốc khu vực phía Nam) cho biết: "Hợp đồng ủy quyền giữa phía tác giả và VCPMC thường có thời hạn tối đa là 5 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng, Trung tâm sẽ gửi hợp đồng cho tác giả tái ký. Trong trường hợp khi tác giả qua đời đột ngột, Trung tâm sẽ đề nghị gia đình cử người đại diện theo như thừa kế mà pháp luật quy định tiếp tục ký hợp đồng ủy thác quyền tác giả đối với các tác phẩm của nhạc sĩ quá cố cho Trung tâm, đồng thời trực tiếp nhận tiền phân phối hằng quý từ Trung tâm và chịu trách nhiệm phân chia tiền tác quyền cho các thành viên thừa kế theo thỏa thuận nội bộ của gia đình nhạc sĩ".


 Biểu giá chung được đăng trên trang web chính thức của VCPMC, áp dụng cho giai đoạn 2011-2012 (chưa bao gồm 10% thuế GTGT) - Ảnh chụp lại màn hình

Ngoài ra, VCPMC cũng có quy định mức giá cụ thể cho từng lĩnh vực sử dụng các tác phẩm âm nhạc, hình thức sử dụng và mức độ sử dụng.

Ví dụ như trong lĩnh vực biểu diễn, chương trình có bán vé thì giá tác quyền sẽ có mức giá khác với không bán vé; hoặc trong lĩnh vực băng đĩa, CD có mức giá khác với DVD; mở nhạc trong các quán cà phê khác với mở nhạc trong các quán bar...

Đặc biệt, tiền bản quyền sử dụng âm nhạc ở những khu vực trung tâm thành phố loại 1, 2, 3 đều khác nhau. Những đơn vị ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, biển giới sẽ giảm rất nhiều cho phù hợp với tình hình kinh tế của địa bàn.

 
Mức giá tối thiểu với việc sử dụng ca khúc trong việc xuất bản CD và VCD là 1 triệu đồng/bài/lần, cho DVD là 1,5 triệu đồng/bài/lần, đối với loại hình biểu diễn không bán vé: 300.000 đồng/tác phẩm/lượt biểu diễn, chương trình ca nhạc/liveshow không thường xuyên tổ chức trong rạp hát thì tính theo công thức 5% x (75% số lượng ghế x bình quân giá vé) còn với tụ điểm ca nhạc - sân khấu ngoài trời thì tính theo công thức 5% x (60% số lượng ghế x bình quân giá vé)...
Ông Đinh Trung Cẩn phân tích biểu giá mà VCPMC đưa ra dựa trên 3 tiêu chí: nhạc sĩ hưởng tiền bản quyền âm nhạc theo pháp luật quy định để tái năng lượng tiếp tục sáng tác, vì đây là tài sản riêng của nhạc sĩ; phải phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước và bảo đảm phục vụ nhu cầu hưởng thụ âm nhạc của mọi tầng lớp xã hội. Vì vậy, biểu giá này sẽ không áp dụng như nhau cho tất cả các sản phẩm âm nhạc hoặc lĩnh vực sử dụng âm nhạc.

Số tiền tác quyền đối với các tác phẩm âm nhạc mà Trung tâm thu được từ các tổ chức, đơn vị sử dụng sẽ theo như mức giá quy định tại Biểu giá hoặc dựa trên sự thỏa thuận mức giá thống nhất giữa Trung tâm và đơn vị sử dụng.

Còn theo biểu giá chung được đăng trên trang web chính thức của VCPMC, áp dụng cho giai đoạn 2011-2012 (chưa bao gồm 10% VAT), mức giá tối thiểu với việc sử dụng ca khúc trong việc xuất bản CD và VCD là 1 triệu đồng/bài/lần, cho DVD là 1,5 triệu đồng/bài/lần, đối với loại hình biểu diễn không bán vé: 300.000 đồng/tác phẩm/lượt biểu diễn, chương trình ca nhạc/liveshow không thường xuyên tổ chức trong rạp hát thì tính theo công thức 5% x (75% số lượng ghế x bình quân giá vé) còn với tụ điểm ca nhạc-sân khấu ngoài trời thì tính theo công thức 5% x (60% số lượng ghế x bình quân giá vé)...

Được biết, sau mỗi quý, Trung tâm sẽ tiến hành thông báo cho nhạc sĩ hoặc đại diện của gia đình nhạc sĩ lên nhận tiền tác quyền. Số tiền tác quyền mà Trung tâm phân phối cho các nhạc sĩ nói chung được dựa trên hợp đồng ủy quyền mà hai bên đã thống nhất và ký kết .

Dở cười, dở khóc

Theo thống kê mới nhất của VCPMC, hiện có 181 tác giả, nhạc sĩ quá cố được gia đình đại diện hoặc thông qua các công ty đại diện hợp pháp ký ủy thác quyền tác giả cho Trung tâm quản lý và khai thác. Có thể kể, đó là các nhạc sĩ như: Thanh Sơn, Lưu Cầu, Từ Huy, Trịnh Công Sơn...

"Trường hợp sau khi tác giả qua đời, theo pháp luật quy định, hàng thừa kế thứ nhất sẽ được thừa hưởng tài sản bản quyền tác giả để lại với thời gian 50 năm kể từ ngày tác giả mất. Các nhạc sĩ qua đời lâu nhưng còn thời hạn bảo hộ mà luật pháp quy định thì người thừa kế vẫn được hưởng. Còn qua đời quá 50 năm (kể từ ngày mất) thì trở thành tài sản công cộng (không còn được bảo hộ) nhưng lưu ý người phải sử dụng phải dùng đúng bản gốc của tác phẩm".


Nhà thơ Hoàng Cầm và nhạc sĩ Phạm Duy - Ảnh: Gia đình cung cấp

Mặc dù đã có quy định rõ ràng nhưng không ít trường hợp sau khi nhạc sĩ qua đời lại nảy sinh những tranh chấp liên quan đến tác quyền.

Bản thân ông Cẩn từng đứng ra giải quyết không ít trường hợp dở khóc dở cười. Ví dụ như trường hợp nhạc sĩ Lê Hựu Hà (Vào hạ, Hãy yêu như chưa yêu lần nào, Yêu em, Hãy vui lên bạn ơi...), nhạc sĩ Hoàng Phương (Hoa sứ nhà nàng, Chuyện tình hoa muống biển...) nhiều vợ và nhiều đời con nên Trung tâm buộc phải nhờ tòa án giải quyết.

Sau khi có kết luận chính thức của tòa, Trung tâm đã phân phối tiền bản quyền cho những người được thừa kế theo pháp luật. Cụ thể là số tiền tác quyền sau đó được chia đều cho các vợ và các con của cố nhạc sĩ.

Ngoài ra, còn có thêm một số tranh chấp khi đứng tên cùng tác phẩm như trường hợp của nhạc sĩ Vinh Sử và nhạc sĩ Giao Tiên. Phía VCPMC đã phải mời hai nhạc sĩ lên làm việc để phân chia và ký tên xác nhận tác phẩm do nào do ai hưởng tác quyền...

Thiên Hương

>> “Quả bóng” trách nhiệm tác quyền âm nhạc
>> Nóng chuyện tác quyền ở "Giọng hát Việt
>> Chưa xong cuộc đấu tác quyền
>> Khó thu tác quyền âm nhạc từ quán cà phê, vũ trường
>> “Quả bóng” trách nhiệm tác quyền âm nhạc
>> Nóng chuyện tác quyền ở "Giọng hát Việt
>> Chưa xong cuộc đấu tác quyền
>> Khó thu tác quyền âm nhạc từ quán cà phê, vũ trường
>> Tranh thủ đối tác, quyến rũ đồng minh
>> VCPMC đòi tác quyền kênh truyền hình cáp SCTV
>> Tiếp diễn “cuộc đấu” tác quyền âm nhạc
>> Vẫn đề nghị tăng giá tác quyền âm nhạc
>> Tăng giá tác quyền, băng đĩa kêu cứu
>> Giá tác quyền mới - Kẻ khóc người cười
>> Phản hồi về tác quyền ca khúc "Hạnh phúc mong manh
>> Chia tiền tác quyền nhạc chuông, nhạc chờ như thế nào?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.